Đi du học, không ít người mong muốn được làm việc ở nước sở tại. Với những sinh viên du học Bỉ, cơ hội việc làm vô cùng rộng mở tại quốc gia được mệnh danh là trái tim của châu Âu này. Nhiều người nước ngoài dễ dàng tìm việc ở Bỉ và cơ hội việc làm ở các thành phố chính của Bỉ khá cao, đặc biệt là tại Brussels. Cơ hội việc làm tăng lên nhờ bối cảnh kinh doanh quốc tế rộng lớn của Bỉ, sự hiện diện của các công ty đa quốc gia, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại quốc gia này.
Tuy nhiên, ở một đất nước có 3 ngôn ngữ chính thức, cơ hội có việc làm chịu ảnh hưởng từ kỹ năng ngôn ngữ của bạn. Bởi vì bạn phải cạnh tranh với dân địa phương thường là những người biết 2 thứ tiếng hoặc đa ngôn ngữ, đồng thời phần lớn người dân Bỉ có trình độ tiếng Anh khá tốt.
Thị trường việc làm ở Bỉ
Hầu hết người Bỉ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như pháp lý, ngân hàng, truyền thông và du lịch với khoảng ¼ người lao động làm việc trong các ngành công nghiệp gồm dệt may, thủy tinh, kỹ thuật, lắp ráp xe hơi và hóa chất.
Có rất nhiều công ty lớn ở Bỉ, bao gồm Banque Nationale de Belgique, ProSenseus (viễn thông), Ageas (bảo hiểm), Anheuser-Busch InBev (sản xuất bia), Bakaert (sản xuất, hóa chất), Colruyt (bán lẻ thực phẩm), Delhaize (bán lẻ thực phẩm), D’Ieteren (tự động), Elia (năng lượng), KBC (ngân hàng/bảo hiểm), Solvay (hóa chất), UBC (dược phẩm) và Umicore (công nghệ vật liệu).
Năm 2020, Bỉ là quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về mức lương tối thiểu cao nhất. Mức lương tối thiểu tại Bỉ vào khoảng 1.593,8 euro/tháng. Tuy nhiên, Bỉ cũng là quốc gia có những mức thuế cao nhất ở lục địa già, trong phạm vi 25 – 50% tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được.
Vị trí tuyển dụng tại Bỉ
Hầu hết công việc có sẵn ở Brussels và nhiều thành phố lớn của Bỉ là dành cho những người lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực dịch vụ như trong tổ chức và doanh nghiệp quốc tế, tổ chức tài chính, cơ quan bất động sản, giáo dục, dịch vụ y tế và dịch vụ công. Những báo cáo gần đây cho thấy Bỉ vẫn đang thiếu hụt nhân lực giỏi kỹ năng, đặc biệt là về công nghệ thông tin và kỹ thuật.
Một số công việc thiếu hụt nhân lực:
· Kỹ sư
· Quản lý dự án · Kỹ thuật viên · Kiến trúc sư · Kế toán · Y tá và nữ hộ sinh · Chuyên viên CNTT |
· Giáo viên
· Chuyên viên bán hàng kỹ thuật · Nhân viên quản trị · Cơ khí · Liên quan đến xây dựng gồm thợ điện, thợ ống nước, thợ thạch cao, thợ làm đồ gỗ |
Bạn có thể xem danh sách các ngành nghề thiếu hụt nhân sự trên các trang web việc làm theo khu vực – Forem ở Wallonia, Actiris ở Brussels, VDAB ở Flanders và các trang web khác của chính phủ như werk-economie-emploi.brussels và metiers.siep.be.
EU và NATO cũng sử dụng số lượng lớn lao động người nước ngoài.
Văn hóa quản lý và luật lao động ở Bỉ
Sự khác biệt giữa các khu vực nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan được phản ánh trong môi trường làm việc của Bỉ, nơi có truyền thống theo phong cách phân cấp kiểu Pháp với các nhà quản lý cấp cao đưa ra tất cả quyết định. Tuy nhiên, phong cách quản lý này ngày càng hướng tới cách tiếp cận cởi mở, “phẳng” hơn của Hà Lan với nhiều luồng thông tin và sự ủy thác. Một số công ty có thể vẫn khá phân cấp trong khi cơ quan quản lý dựa nhiều vào năng lực thường đạt được sự đồng thuận của người lao động. Người Bỉ đánh giá cao tính logic và lý luận, muốn các lập luận được hỗ trợ bằng các sự kiện và số liệu rõ ràng. Họ cũng coi trọng liên hệ cá nhân, vì vậy không phải mọi hoạt động kinh doanh đều diễn ra qua email hoặc điện thoại.
Người lao động có thể được cấp một hợp đồng tạm thời lúc đầu như thời gian thử việc. Bạn có thể sẽ làm việc 38 giờ/tuần với 8 giờ/ngày, có khoảng 20 ngày nghỉ/năm cộng với 10 ngày lễ quốc gia Bỉ. Người sử dụng lao động chia tiền lương hàng năm thành 13,92 tháng để cấp thêm thu nhập vào các thời điểm khác nhau trong năm. Trong đó, chi 92% lương tháng vào mùa xuân như khoảng trả lương cho kỳ nghỉ và thêm 1 tháng lương vào cuối năm.
Thị thực làm việc ở Bỉ
Công dân từ các nơi ngoài EU/EEA/Thụy Sĩ nói chung cần giấy phép làm việc ở Bỉ. Một số quốc tịch nhất định cũng cần thị thực để vào nước này. Thị thực ngắn hạn dành cho những người ở lại dưới 90 ngày, trong khi thị thực dài hạn dành cho những người ở lại hơn 90 ngày. Trường hợp thứ 2 đòi hỏi bạn phải có giấy phép làm việc, mà chủ lao động tương lai của bạn thường phải nộp đơn xin – thường là trước một năm.
Ngôn ngữ cần thiết cho công việc tại Bỉ
Có 3 ngôn ngữ chính thức được dùng ở Bỉ theo khu vực: tiếng Hà Lan được nói trong cộng đồng Flemish ở vùng Flanders phía Bắc; tiếng Pháp được dùng ở Wallonia phía Nam Brussels; tiếng Đức được nói ở phía Đông Nam. Từ 10 – 20% dân số Bỉ, đặc biệt là khu vực thủ đô Brussels là những người song ngữ, nói cả tiếng Pháp và tiếng Hà Lan. Trong một số trường hợp, chủ yếu ở các công ty quốc tế, bạn chỉ cần tiếng Anh là đủ. Nếu cần cải thiện kỹ năng ngôn ngữ thì tại Bỉ có nhiều trường ngôn ngữ giúp bạn việc này.
Trình độ chuyên môn
Người lao động đến từ một quốc gia đã đăng ký Quy trình Bologna sẽ có bằng cấp giáo dục được công nhận tại Bỉ. Người đến từ các khu vực khác nên liên hệ với NARIC (vùng Flanders) hoặc bộ phận giáo dục của Ministère de la Fédération Wallonie-Bruxelles (Wallonia) để được công nhận chứng chỉ giáo dục nước ngoài ở tất cả các cấp.
Nếu muốn làm việc trong một số ngành nghề nhất định, bạn có thể phải cần trình độ chuyên môn, cả về đào tạo lẫn kinh nghiệm, được quy định hoặc chính thức công nhận trước khi bạn có thể làm việc tại Bỉ.
>> Xem thêm: Du học Bỉ, bạn có thể tìm việc làm như thế nào? (phần 2)
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Miền Bắc & miền Nam: 093 938 1081
- Miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn