Nước Mỹ với những thế mạnh hàng đầu về giáo dục lẫn khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự… đang trở thành điểm đến mơ ước của rất nhiều du học sinh quốc tế. Tại Việt Nam, đa số các bạn thường hoàn tất xong chương trình học lớp 12 mới tính đến chuyện du học Mỹ. Trong khi đó, hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ lại có rất nhiều điểm khác biệt và du học sinh không còn cách nào khác ngoài việc phải sớm làm quen để đạt thành tích học tập tốt. Bài viết sau đây sẽ tập trung làm rõ các đặc trưng về trường lớp, phương pháp học, hệ điểm và xếp hạng… của các trường đại học tại Mỹ để các bạn HSSV và phụ huynh có được cái nhìn sâu hơn về các chương trình giáo dục cử nhân của Mỹ và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
1. Trường lớp
Giáo dục đại học Mỹ hoạt động dựa trên mục đích tối thượng là đào tạo ra những sinh viên xuất sắc toàn diện. Để thực hiện điều này, họ đã áp dụng một cấu trúc chương trình học đặc biệt cho các học viên của mình. Cụ thể, tổng số môn học chuyên ngành chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số lớp trong 4 năm đại học. Phần còn lại sẽ dành cho các nội dung được xem là không kém phần quan trọng khác như kiến thức xã hội, kỹ năng mềm hay các tiết thực hành…
Giáo dục đại học Mỹ luôn hướng tới việc đào tạo nên những sinh viên xuất sắc và toàn diện
Thêm vào đó, sinh viên du học Mỹ ở bậc đại học còn phải hoàn thành đủ tín chỉ cho một số môn học như khoa học tự nhiên, xã hội học và ngoại ngữ. Nhờ cách phân bổ chương trình học này, các bạn sẽ được tiếp thu nhiều mảng kiến thức khác nhau và hòa nhập nhanh với môi trường làm việc sau này. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên theo học 2 chuyên ngành khác nhau cùng lúc và trên thực tế đã có một con số không nhỏ du học sinh Việt làm thế.
Một điều đặc biệt nữa là các lớp đại học ở Mỹ thường được thiết kế ít sinh viên, nhất là ở các đại học tư chỉ có trung bình 30 – 50 người. Vì vậy, các bạn sinh viên sẽ được khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận với giáo sư, những chuyên gia trong ngành để học hỏi, trao đổi về các vấn đề trong học tập.
2. Phương pháp học:
Không chỉ riêng giáo dục đại học mà toàn bộ hệ thống giáo dục Mỹ đều buộc mỗi sinh viên phải có tinh thần chủ động trong học tập và kỹ năng tự học. Các bạn đến lớp để nghe giáo viên hướng dẫn cách tiếp thu các bài học mới và hỏi tất cả những gì mình còn thắc mắc. Sau đó mọi thứ sẽ được thực hiện bằng các hoạt động tự nghiên cứu của bạn tại nhà hoặc thư viện.
Giáo dục Mỹ buộc mỗi sinh viên phải có kỹ năng tự học và tinh thần chủ động trong học tập
Đặc biệt tại các trường đại học Mỹ, mỗi sinh viên đều phải thực hiện các bài kiểm tra định kỳ, các đề tài nghiên cứu độc lập hoặc có sự tham gia của các giáo sư. Riêng đối với các bài nghiên cứu, sinh viên phải tự mình lên đề tài, lập kế hoạch thực hiện và nộp về khoa đúng hạn. Nói tóm lại, các bạn sẽ phải nỗ lực nghiêm túc và có tinh thần tự giác cao mới có thể đạt kết quả học tập loại ưu trong nền giáo dục Hoa Kỳ.
3. Giá trị bằng cấp:
Được mệnh danh là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất toàn cầu, đồng thời cũng là siêu cường quốc đứng ở vị trí hàng đầu thế giới, không thể phủ nhận rằng bằng cấp của Mỹ luôn được coi trọng ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bạn đã vào được các trường đại học Mỹ thì muốn học sao cũng được. Giá trị của tấm bằng cử nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào kết quả học tập của sinh viên.
Bằng cấp đại học của Mỹ luôn được cả thế giới coi trọng
Ngoài ra, một số trường còn trao bằng danh dự cho những cá nhân có thành tích đặc biệt. Tùy theo quy chế của từng trường mà để hội đủ điều kiện nhận bằng danh dự, sinh viên có thể sẽ phải học thêm tín chỉ, đại diện trường tham gia một kỳ thi đánh giá năng lực toàn diện hoặc có một bài luận văn xuất sắc về lĩnh vực chuyên ngành mà mình đang theo học.
4. Các khóa học
Các khóa học cử nhân tại Mỹ sẽ bao gồm nhiều môn học khác nhau, nhưng bao giờ cũng có đủ các nhóm môn học đại cương, nhóm môn học đại cương chính, nhóm môn học đại cương phụ và nhóm môn học tự chọn. Trong đó, nhóm môn học đại cương của các khóa thường có nhiều môn tương giống nhau như: toán học, khoa học xã hội, nhân văn, khoa học vật lý, nghệ thuật, tiếng Anh…
Bên cạnh nhóm các môn học đại cương, khóa học nào cũng không thế thiếu nhóm môn học chuyên ngành chính và nhóm các môn học chuyên ngành phụ. Tất cả đều có nội dung xoay quanh lĩnh vực mà sinh viên theo đuổi. Số lượng của các môn học phụ thường bằng 50% số lượng các môn học chính. Đặc biệt, sinh viên Mỹ còn có quyền chọn thêm các môn học từ bất kỳ chuyên ngành nào. Nhóm môn học tự chọn này cho phép sinh viên khám phá những lĩnh vực thứ 2 mà họ quan tâm.
5. Đạo văn
Nếu đạo văn là tình trạng phổ biến với tất cả các bạn học sinh sinh viên Việt Nam, thì đây lại là điều cấm kỵ ở Mỹ. Hành động này được xem là một sự thiếu trung thực trong học tập. Do đó, khi bị phát hiện trong các bài luận hay công trình nghiên cứu có bóng dáng của các ý tưởng ăn cắp từ người khác, sinh viên sẽ bị trường phạt rất nặng, thậm chí là đuổi học. Các trường ở Mỹ thường dùng phần mềm Turnitin để kiểm tra các văn bản nộp từ học sinh để loại trừ triệt để vấn nạn đạo văn. Còn về phía sinh viên, để tránh những trường hợp bị bắt lỗi oan do ngẫu nhiên trùng lặp từ ngữ, các bạn có thể sử dụng chương trình khác có tên là WriteCheck để phát hiện và chỉnh sửa lỗi kịp thời.
6. Hệ điểm và xếp hạng
Nhìn chung, thang điểm phổ biến nhất được sử dụng tại các trường đại học Mỹ là: A (90-100%), B (80-89%), C (70-79%), D (65-69%) và F (0-64%). Sau khi hoàn thành chương trình cho một kỳ học hoặc một năm học, sinh viên sẽ được quy đổi điểm thành phần ra điểm trung bình học thuật (Grade Point Average hay còn được gọi tắt là GPA). GPA sẽ được phân biệt bằng những điểm chữ như: A = 4.0, B = 3.0, C = 2.0, D= 1.0 và F = 0 điểm.
Năng lực học tập của sinh viên du học Mỹ được đánh giá qua hệ điểm GPA, hay còn gọi là điểm trung bình học thuật
Ngoài ra còn một số hình thức xếp hạng khác trong thang điểm tại Mỹ như: I (Incomplete) = chưa hoàn thành, S (Satisfactory) = Đạt, NS (Not satisfactory) = Không đạt, CR (Credit Awarded) = Nhận được tín chỉ, NC (No Credit Awarded) = Không nhận được tín chỉ, W (Withdrawal) = Rút khỏi khóa học do có lý do về chuyên môn, HW (Hardship withdrawal) = Rút khỏi khóa học do có lý do đặc biệt. Để tính điểm trung bình học thuật, sinh viên phải lấy tổng điểm của tất cả các môn học đã hoàn thành chia cho tổng số tín chỉ của kỳ học hay năm học đó.
Trên đây là quy tắc tính điểm chung của hệ thống giáo dục đại học Mỹ, bên cạnh đó một số trường cũng áp dụng các thang điểm riêng. Điển hình là Đại học Washington:
- Hạng A: từ 3,9 đến 4,0 điểm.
- Hạng A- : từ 3,5 đến 3,8 điểm.
- Hạng B+: từ 3,2 đến 3,4 điểm.
- Hạng B: từ 2,9 đến 3,1 điểm.
- Hạng B- : từ 2,5 đến 2,8 điểm.
- Hạng C+: từ 2,2 đến 2,4 điểm.
- Hạng C: từ 1,9 đến 2,1 điểm.
- Hạng C- : từ 1,5 đến 1,8 điểm.
- Hạng D+: từ 1,2 đến 1,4 điểm.
- Hạng D: từ 1,1 đến 1,9 điểm.
- Hạng D- : từ 0,7 đến 0,8 điểm.
- Hạng F: dưới 0,7 điểm (không lấy được tín chỉ của môn học).
>> Tham khảo thêm: Cách tính GPA để săn học bổng du học Mỹ
Để được hỗ trợ về Du học Mỹ, vui lòng liên hệ theo số 1900 636 990 hoặc:
Hotline TP HCM: 0903 409 3223 – 093 409 2080
Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
Email: inec@inec.vn