Hội thảo du học các nước ngành hospitality

Hospitality là một ngành công nghiệp triệu đô có tốc độ tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới. Năm 2017, lĩnh vực này đã tạo nên khoảng 313 triệu việc làm, chiếm 9,9% tổng nhân lực, đóng góp 10,4% vào tổng GDP. Đến năm 2028 sẽ tiếp tục tăng và tạo ra 414 triệu việc làm, chiếm 11,1% lực lượng lao động toàn cầu. Đây cũng là 1 trong 10 nhóm ngành có quy mô nhân lực lớn nhất trên thế giới (theo World Travel & Tourism Council, Economic Impact Report 2018). Sự phát triển nhanh chóng của hospitality được xem là ngang bằng, thậm chí vượt qua những ngành mũi nhọn khác như lắp ráp ô tô, dầu khí, xuất khẩu thực phẩm… (theo World Bank), trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế thế giới và được ví như một “ngành công nghiệp không khói”.

Xu hướng “dịch chuyển” trên thế giới là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành hospitality. Nguồn ảnh: CNN

Bạn hiểu thế nào về hospitality?

Hospitality có nguồn gốc từ “Hospes” trong tiếng Latinh, được hiểu là chủ nhà (host), khách (guest) hoặc người lạ (stranger). Nó thể hiện mối quan hệ giữa khách và chủ nhà, trong đó chủ nhà tiếp đón khách với thiện chí, cung cấp chỗ ở, thức ăn và giải trí.

Trong từ điển Oxford, hospitality có nghĩa là “the friendly and generous reception and entertainment of guests, visitors, or strangers”, tạm dịch là sự chào đón, tiếp đãi thân thiện và hào phóng cho những vị khách, dân du lịch hoặc người lạ. Dictionary.com cũng định nghĩa thuật ngữ hospitality là “the friendly reception and treatment of guests or strangers”, được hiểu là sự tiếp nhận và đối đãi thân thiện với khách hoặc người lạ.

Về bản chất, hospitality được xem là sự hiếu khách, do đó, khi nhắc đến hospitality nhiều người liên tưởng ngay đến ngành du lịch, nhà hàng khách sạn. Thế nhưng, thực chất hospitality lại liên quan trực tiếp đến dịch vụ khách hàng, bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các dịch vụ mà khách cần, đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng. Vì lẽ đó mà hospitality xuất hiện ở các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực – những nơi có dịch vụ khách hàng, là yếu tố kích thích sự phát triển của một doanh nghiệp hay nền kinh tế của một quốc gia. Bạn có thể bắt gặp hospitality ở một ngân hàng, cơ quan báo chí, công ty truyền thông, tập đoàn thời trang, khách sạn, nhà hàng, công ty sự kiện, dịch vụ giải trí, hãng hàng không và nhiều hơn thế.

Du lịch, nhà hàng khách sạn, ẩm thực là lĩnh vực thể hiện rõ nhất khái niệm hospitality

Vì sao bạn nên du học ngành hospitality?

Ngành học đề cao yếu tố con người

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều phát triển với tốc độ vượt bậc. Công nghệ kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm sức người, tiết kiệm chi phí… Dĩ nhiên, hospitality cũng không đứng ngoài xu thế này khi rất nhiều nơi đã ứng dụng chuyển giao kỹ thuật số nhằm mang đến sự tiện lợi cao nhất cho khách hàng. Booking, Agoda, eBookers Travel, WorldMate… ra đời cho phép người dùng đặt phòng, đặt tour du lịch, tiến hành thủ tục nhận/trả phòng nhanh chóng; Marriott ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, chatbots tại hơn 5.000 khách sạn trên toàn cầu giúp khách hàng truy vấn thông tin 24/7. Tuy nhiên, đó chỉ là những tiện ích, công cụ để các doanh nghiệp hospitality hoạt động có tính hệ thống, quản lý công việc hiệu quả hơn. Vì đặc thù là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến dịch vụ khách hàng nên con người vẫn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của nhóm ngành này khi máy móc, công cụ không thể thay thế được nụ cười chào đón, sự quan tâm đầy tinh tế do con người mang đến. Do đó, ngành hospitality vẫn đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, có kỹ năng mềm nhuần nhuyễn để góp sức cho sự phát triển bền vững.

Sự tinh tế là điều mà máy móc không thể thay thế con người trong ngành hospitality

Học một ngành ra trường có thể làm nhiều nghề

Thấu hiểu được yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ nhân sự, các trường đào tạo về nhà hàng khách sạn, du lịch, ẩm thực (khía cạnh thể hiện rõ nhất của hospitality) liên tục cập nhật giáo trình giảng dạy để phù hợp với thực tiễn phát triển ngành nghề. Không đơn thuần chỉ đào tạo nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, du lịch, nghệ thuật ẩm thực, nhiều trường còn cung cấp kiến thức liên quan về ngành như tài chính, kế toán, marketing, quản trị kinh doanh, truyền thông, nhân sự, luật… giúp khai phóng tư duy, để sinh viên biết cách phân tích tình hình thực tế lẫn nhu cầu khách hàng, từ đó có thể vạch ra lộ trình phát triển nghề nghiệp riêng cho bản thân. Cùng với đó là chương trình thực tập giúp sinh viên trải nghiệm thực tế ngành nghề, tích lũy kinh nghiệm làm việc, cọ xát năng lực, nâng cao chuyên môn.

Việc sở hữu một văn bằng hospitality được cấp bởi các trường uy tín sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tuyệt vời trong nhiều lĩnh vực như du lịch và lữ hành, ngoại giao, kinh doanh và ngân hàng, nghệ thuật ẩm thực, sales và marketing, giải trí… Chi tiết như sau:

Cơ hội học tập rộng mở và rất linh hoạt

Nếu được hỏi ngành nào giúp bạn có cơ hội đi đến nhiều nước trên thế giới nhất thì đó chính là hospitality. Bạn có thể chọn học tại Singapore và thực tập tại Thụy Sĩ hay học ở các nước châu Âu như Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Thụy Sĩ… và dễ dàng đi đến các nước khác trong khu vực để có trải nghiệm đa văn hóa, học cách phát triển ngành hospitality ở những quốc gia mình đến.

Hiện có rất nhiều quốc gia đào tạo thế mạnh nhóm ngành này, mở ra cho bạn cơ hội học tập ở bất kỳ đâu trên thế giới. Có thể kể đến như:

  • Thụy Sĩ – Nơi khai sinh ra ngành nhà hàng khách sạn của thế giới, thực tập bắt buộc từ 6 – 18 tháng, cơ hội học thêm tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha
  • Pháp – Đào tạo thế mạnh nghệ thuật ẩm thực, quản trị nhà hàng khách sạn, chi phí học tập hợp lý cùng cơ hội thực tập đến 16 tháng
  • Hà Lan – Thực tập hưởng lương tại khách sạn 4 sao của trường, 96% sinh viên tìm được việc làm trong vòng 4 tháng sau tốt nghiệp
  • Phần Lan – Top 4 lĩnh vực “khát” nhân lực nhất, cơ hội việc làm và định cư cao
  • Mỹ – Nơi đặt trụ sở của những chuỗi khách sạn lớn nhất hành tinh, sở hữu 27/50 trường đào tạo hospitality tốt nhất toàn cầu
  • Canada – Chi phí học tập cạnh tranh, cơ hội ở lại làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp
  • Singapore – Đa dạng lựa chọn chương trình và ngành học, cơ hội chuyển tiếp Thụy Sĩ với chi phí được tiết kiệm đáng kể
  • Malaysia – Hệ thống cơ sở vật chất lý tưởng, môi trường thực tập chuyên nghiệp, sở hữu bằng cấp quốc tế với chi phí tiết kiệm
  • Úc – Đa dạng chương trình cấp bằng, đào tạo theo mô hình vừa học vừa làm với cơ hội hưởng lương đến 45 triệu đồng/tháng
  • New Zealand – Cơ hội ở lại làm việc đến 3 năm, học bổng lên đến 15.000 NZD

Tuy có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng ngành này đòi hỏi ở người học những tiêu chuẩn riêng biệt. Để theo đuổi ngành hospitality, bạn phải có bản năng thích quan tâm, chăm sóc người khác; khiêm nhường, tinh tế, ân cần, kiên nhẫn và phản xạ nhanh trước mọi tình huống; kỹ năng giao tiếp tốt, không ngừng trau dồi ngoại ngữ…

Nhằm mang đến cho sinh viên góc nhìn chân thực về hospitality, giúp các em có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất để sẵn sàng theo đuổi đam mê, tháng 3 này Du học INEC tổ chức:

Hội thảo du học các nước ngành hospitality

Thời gian: 9h00 Chủ nhật, ngày 10/03/2019

Địa điểm: Liberty Central Saigon Riverside Hotel, 17 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM

Đăng ký tham dự tại đây hoặc hotline: 093 409 8883 – 093 409 2662 – 093 409 3223 – 093 409 3311 – 093 938 1081

Đây là cơ hội để bạn gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ chân thực nhất về hành trình chinh phục sự nghiệp hospitality của ông Christian Schiering – hiện là quản lý tuyển sinh của Swiss Education Group (mạng lưới các trường đào tạo ngành hospitality hàng đầu Thụy Sĩ). Ông có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực như quản lý nhà hàng khách sạn, phát triển kinh doanh, marketing cùng sự am hiểu sâu sắc về nhiều khía cạnh của ngành hospitality (công nghiệp thực phẩm, sales, quản lý vận hành, logistics, F&B, sản xuất thực phẩm…). Ông Christian Schiering từng làm việc tại Red Gum Pte. Ltd, Swiss Treats Pte. Ltd, Marche Restaurant (Đức)… Với những kinh nghiệm lâu năm và đa dạng trong ngành hospitality của ông sẽ giúp truyền cảm hứng và năng lượng để sinh viên có thêm động lực theo đuổi ước mơ.

Ông Christian Schiering

Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Abhishek Singh Bhati đến từ tại Đại học James Cook Singapore sẽ chia sẻ về sự đa dạng cơ hội việc làm trong ngành hospitality (nổi bật là du lịch và MICE). Ông có sự am hiểu sâu sắc về nhiều khía cạnh của ngành như kinh doanh, kinh tế, quản trị du lịch và hospitality, phục hồi du lịch và phát triển bền vững…

Anh Phạm Xuân Quyết – cựu du học sinh Anh Quốc và Malaysia cũng sẽ chia sẻ về quá trình học tập, hành trình khởi nghiệp cùng những câu chuyện trong ngành hospitality. Anh đã, đang làm việc ở các lĩnh vực như quản lý khách sạn, giảng viên, nhà sáng lập thương hiệu thời trang và chuỗi cafe Annam…

Ngoài ra, hội thảo còn cung cấp:

  • Thông tin chi tiết về ngành hospitality (chương trình đào tạo, công việc, cơ hội việc làm, tiềm năng phát triển…)
  • Chia sẻ kinh nghiệm start-up trong ngành hospitality
  • Tư vấn chọn khóa học, trường đào tạo, quốc gia du học phù hợp nhất với khả năng
  • Tư vấn toàn bộ về thủ tục hồ sơ du học, cập nhật học bổng các nước
  • Nhận bộ tài liệu du học ngành hospitality mới nhất

Cơ hội tìm hiểu thông tin ngành nghề, lắng nghe phân tích chuyên môn từ chuyên gia và tư vấn trực tiếp với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của Du học INEC đang chờ đón bạn trong hội thảo. Đăng ký tham dự ngay từ bây giờ để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hệ thống: