Đứng đầu thế giới về Chỉ số Thịnh vượng toàn cầu (Prosperity Index) của Viện Nghiên cứu Legatum Institute (Anh Quốc), New Zealand được đánh giá cao cho môi trường kinh doanh, giá trị quản lý, hiệu quả giáo dục, dịch vụ y tế, mức độ an toàn, tự do cá nhân, quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên. Là một quốc gia đa sắc tộc, người dân New Zealand hết sức cởi mở, thân thiện và rất mến khách. Cùng với cảnh đẹp tự nhiên trù phú từng xuất hiện trong những bộ phim bom tấn như The Lord of the Rings, The Hobbit… đã giúp New Zealand có đầy đủ các yếu tố để có ngành du lịch – nhà hàng khách sạn phát triển đầy sôi động. Đây cũng là lĩnh vực đang thu hút nhân lực tại đất nước chim Kiwi khi nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên không chỉ vững nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải am hiểu về kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch, đưa ra những quyết định chiến lược, quản lý các nguồn tài chính, quản lý sự kiện… hay nói cách khác là phải có khả năng bao quát những khía cạnh khác bên cạnh lĩnh vực chuyên môn của mình.
Những lý do để ngành Ẩm thực – Nhà hàng khách sạn New Zealand phát triển
Theo báo cáo tác động kinh tế về Du lịch và Lữ hành New Zealand do Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) công bố vào tháng 3/2017, trong năm qua được coi là một năm đầy khởi sắc của ngành “công nghiệp không khói” của đảo quốc chim Kiwi. Cụ thể, ngành Du lịch đã đóng góp 45.5 tỉ NZD (~31.8 tỉ USD), chiếm 17.5% tổng GDP của toàn quốc gia. Trong khi đó nhóm ngành này cũng góp phần tạo nên 583.000 việc làm ở nhiều lĩnh vực như khách sạn, lữ hành, lưu trú, hàng không, vận tải với 224.000 việc làm trực tiếp. Trong nhiều năm tới, Du lịch vẫn là nhóm ngành được chú trọng phát triển của quốc gia này và quy mô sẽ được mở rộng hơn. Dự báo đến năm 2027, ngành Du lịch của New Zealand sẽ tạo nên 61.5 tỉ NZD (~43 tỉ USD), chiếm 18.2% tổng GDP và tạo nên 712.000 việc làm, chiếm 26.7% quy mô việc làm cả nước.
Cập nhật Thông tin du học New Zealand mới nhất: Chính sách việc làm, visa, chi phí, học bổng
Khí hậu ôn hòa, người dân thân thiện
Nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, cách nước Úc sôi động khoảng 1.500km về phía Đông, nhờ ảnh hưởng của đại dương, miền đất này sở hữu kiểu khí hậu khá dễ chịu, ôn hòa, không quá nóng vào mùa hè và không quá băng giá vào mùa đông.
New Zealand có diện tích tương đương với Việt Nam nhưng dân số chỉ gần 4.6 triệu người (trong khi dân số Việt Nam là hơn 91 triệu), trong đó 53% cư dân sống tại 4 thành phố lớn nhất đất nước là Auckland, Christchurch, Wellington và Hamilton. Là một quốc gia đa sắc tộc với chủ yếu là người gốc Anh, người dân New Zealand hết sức cởi mở, thân thiện và rất mến khách. Cùng với nền chính trị ổn định, cộng đồng văn hóa đa dạng, cuộc sống yên ả thanh bình đã giúp miền đất này trở thành điểm đến du học New Zealand của không ít sinh viên quốc tế. Sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung luôn được chào đón bởi những tình cảm nồng nhiệt, chân thành của người dân nơi đây, mang đến điều kiện tốt nhất để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống và công việc, học tập.
Quốc gia an toàn, hạnh phúc, thịnh vượng nhất thế giới
Đứng đầu thế giới về Chỉ số Thịnh vượng toàn cầu (Prosperity Index) của Viện Nghiên cứu Legatum Institute (Anh Quốc), New Zealand được đánh giá cao cho chất lượng kinh tế, môi trường kinh doanh, giá trị quản lý, hiệu quả giáo dục, dịch vụ y tế, mức độ an ninh – an toàn, tự do cá nhân, quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên. Kết quả này được tiến hành đánh giá với 149 quốc gia trên thế giới và được so sánh dựa trên 104 tiêu chí để xếp hạng. Không đơn thuần chỉ nhìn vào số liệu GDP truyền thống, số người có việc làm mà Legatum Institute còn bổ sung vào dịch vụ internet có an toàn, đảm bảo hay không, hay người dân có cảm thấy thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày hiện tại có đủ hay không.
Không chỉ vậy, xứ sở chim Kiwi còn vinh dự góp mặt trong top 10 quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất theo bình chọn của Liên Hiệp Quốc 2017. New Zealand cũng nổi tiếng về môi trường giáo dục lý tưởng cùng sự thân thiện, cởi mở, sẵn sàng đón nhận những nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, khi du học New Zealand ngành Ẩm thực – Nhà hàng khách sạn cũng đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ nhận được những điều tốt nhất của một nền giáo dục uy tín, hiện đại.
Cảnh đẹp ngoạn mục xuất hiện trong các bộ phim bom tấn
New Zealand được tạo hoá ưu ái khi sở hữu vô vàn cảnh quan xinh đẹp và kỳ vĩ. Nếu có dịp xem qua 3 phần của bộ phim bom tấn “Chúa tể những chiếc nhẫn” (The Lord of the Rings) hay bộ 3 tập phim The Hobbit thì bạn sẽ hiểu được vì sao mà ngành Du lịch – Nhà hàng khách sạn của xứ sở này phát triển mạnh mẽ đến vậy.
Đoàn làm phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” đã chi hơn 280 triệu USD để chọn Matamata, Fiordland, Canterbury cùng nhiều địa điểm đẹp tuyệt trần ở New Zealand để thực hiện các cảnh quay hoành tráng trong bộ phim. Hẳn bạn còn nhớ ngôi làng Matamata ẩn mình trong một màu xanh mướt mát đẹp như tranh vẽ khiến du khách như đắm chìm trong xứ sở thần tiên; Là ngọn núi Mount Sunday thuộc Canterbury xuất hiện trong bối cảnh của Edoras – Thủ phủ của Rohan, nơi có Meduseld và cung điện của vị Vua Theoden; Là cảnh quay huyền ảo đầy cuốn hút trên sông Anduin, nơi có cánh cổng Argonath là ranh giới phía Bắc của Gorndor; Là dòng sông Kawarau – một trong những con sông đẹp nhất New Zealand; Là sông Shotover ở Skippers Canyon, nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Arwen và Nazgul; Hay ngọn núi Ngauruhoe hùng vĩ, nơi Frodo và Sam vượt qua bao khó khăn để tiêu hủy chiếc nhẫn… Có thể nói rằng, với những cảnh quay hoành tráng ở những địa danh tuyệt đẹp trong phim đã phần nào giúp New Zealand quảng bá vẻ đẹp của mình đến toàn thế giới. Và việc chọn học ngành Ẩm thực – Du lịch – Nhà hàng khách sạn tại New Zealand cũng trở thành lẽ tất nhiên được đông đảo sinh viên quốc tế lựa chọn.
Tại sao nên học ngành ẩm thực, nhà hàng khách sạn tại New Zealand?
Trang bị nền tảng chuyên môn toàn diện để bạn tự làm chủ sự nghiệp của mình
Trong lĩnh vực F&B (thực phẩm và đồ uống) – một khía cạnh của ngành ẩm thực và nhà hàng khách sạn, kinh doanh chuỗi nhà hàng đang rất thịnh hành. Tuy nhiên, việc quản lý, phát triển chuỗi nhà hàng so với chỉ một nhà hàng là điều không hề dễ dàng khi phải đảm bảo rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là*:
– Quản lý chất lượng: Để thành lập một nhà hàng tất nhiên phải có món ăn ngon, dựa theo xu hướng, theo tập quán vùng miền để thu hút thực khách. Quản lý chất lượng sản phẩm, duy trì chất lượng phục vụ khi mở rộng là một vấn đề sống còn khi phát triển từ một nhà hàng lên chuỗi.
– Quản lý thương hiệu: Thể hiện qua cách bạn làm marketing, đưa ra những chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng cũng như tạo sự khác biệt so với những nhà hàng khác. Thực hiện tốt những điều này là cách để bạn xây dựng, phát triển thương hiệu của mình.
– Quản lý hệ thống: Quản lý hệ thống chặt chẽ, khoa học là cách để phát triển nhà hàng hiệu quả khi lên cái thứ 2, 3 hay nhiều hơn. Thể hiện qua việc giám sát, quản lý, chuẩn hóa nhân lực (xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên ổn định để đảm bảo chất lượng dịch vụ)…
– Tư duy của chủ sở hữu: Yếu tố rất quan trọng khi chuỗi nhà hàng của bạn cần phải mở rộng việc kinh doanh, tiếp cận với những cái mới, các nhà đầu tư tốt, bắt nhịp xu hướng, lược bỏ những yếu tố thừa thãi… Tư duy của chủ sở hữu được thể hiện rõ nhất qua cách phân tích nhu cầu, thị trường, suy nghĩ khác biệt, cách quản lý… những quyết định dù chỉ một lần cũng có thể đánh dấu bước ngoặt lớn đối với chuỗi nhà hàng.
Đó là những điều cốt lõi mà bạn sẽ được lĩnh hội khi du học ngành ẩm thực – nhà hàng khách sạn tại New Zealand. Đơn cử là chương trình ẩm thực tại Học viện Le Cordon Bleu Wellington, ngoài việc giúp sinh viên nắm vững chuyên môn về nghệ thuật ẩm thực (quản lý thực đơn, rượu vang, quản lý thiết tiệc), thực hành ẩm thực (kỹ thuật nấu nướng, làm bánh, nướng bánh, vệ sinh an toàn thực phẩm) còn đặc biệt bồi dưỡng cho sinh viên tư duy kinh doanh về ngành ẩm thực. Bạn sẽ được phát triển các kỹ năng quản lý, tư duy chiến lược, quản lý con người, học hỏi thêm về marketing, tài chính và điều hành. Những điều đó nhằm đảm bảo sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có khả năng bao quát những vấn đề khác (lập kế hoạch, đưa ra các quyết định chiến lược, quản lý các nguồn tài chính, kiểm soát các hoạt động, quản lý chất lượng dịch vụ…) bên cạnh lĩnh vực chuyên môn của mình để không chỉ có thể làm việc như một đầu bếp, quản lý hay chuyên gia ẩm thực mà còn tự kinh doanh.
Trải nghiệm thực tiễn ngành nghề với cơ hội thực tập hưởng lương đến 12 tháng
Nhà tuyển dụng trên thế giới luôn tìm kiếm nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm. Chương trình thực tập và thực hành của các trường được lồng ghép vào phần lớn khóa học đảm bảo bạn sẽ đạt được cả 2 yếu tố này.
Song song với các giờ học lý thuyết trên lớp là các giờ thực hành ngay trong nhà bếp với sự giám sát, hỗ trợ của các đầu bếp giúp sinh viên nắm vững các kỹ thuật nấu nướng, làm bánh, hiệu chỉnh thực đơn, trang trí thành phẩm. Bạn cũng được trải nghiệm môi trường nhà hàng, khách sạn đích thực tiêu chuẩn 4 sao (điển hình tại Học viện PIHMS) ở nhiều vị trí như lễ tân, housekeeping, fine-dining, quầy bar, tổ chức sự kiện, tiệc, hội họp… xuyên suốt khóa học. Đặc biệt, chương trình thực tập là một phần quan trọng được lồng ghép vào phần lớn khóa học, được xem là sự liên kết quan trọng giữa lý thuyết và thực tế công việc. Sinh viên sẽ có 3, 6 hoặc 12 tháng (tùy khóa học) để làm việc toàn thời gian tại một khách sạn, nhà hàng hay tổ chức du lịch với tổng mức lương thực tập có thể nhận được lên đến 30.000 NZD (tại New Zealand). Các vị trí thực tập, làm việc này sẽ mang đến cho bạn điều kiện tốt nhất để hoàn thiện những kỹ năng quan trọng khác như đúng giờ, tự tin, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, nâng cao tiếng Anh. Với những kinh nghiệm đạt được sau các kỳ thực tập sẽ chính là bàn đạp vững vàng để có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Cơ hội làm việc đến 3 năm để xây dựng sự nghiệp
Vì đào tạo khá toàn diện nên sinh viên sau khi hoàn tất một khóa học ẩm thực – nhà hàng khách sạn tại New Zealand có chọn lựa việc làm rất rộng mở. Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực khách sạn, resort, giải trí, nhà hàng, dịch vụ thực phẩm và đồ uống, sự kiện… ở vị trí chuyên gia ẩm thực, đầu bếp, tư vấn du lịch, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, lập kế hoạch sự kiện, chuyên viên quảng bá F&B, tư vấn ẩm thực, chuyên gia phát triển thực đơn, kinh doanh khởi nghiệp… Khảo sát của Payscale 2019 cho thấy, nhân sự trong ngành ẩm thực – nhà hàng khách sạn đang nhận mức lương cao top đầu tại New Zealand, trung bình 78.500 NZD/năm.
Theo báo cáo của World Travel & Tourism Council, trong những năm tới, New Zealand sẽ cần đến 716.000 nhân lực cho ngành ẩm thực – nhà hàng khách sạn (chiếm 28,5% tổng quy mô lao động quốc gia), trong đó, sẽ cần đến 275.000 lao động trực tiếp. Lượng nhân sự này phải được đào tạo bài bản từ các trường uy tín, có trình độ chuyên môn tốt, hiểu biết rộng, thành thạo ngoại ngữ cũng như có kinh nghiệm làm việc thực tế. Sau khi du học New Zealand, bạn được phép ở lại làm việc từ 1 – 3 năm. Riêng nghề đầu bếp vẫn đang thuộc danh sách thiếu hụt tay nghề kỹ năng dài hạn (Long Term Skill Shortage List) của đất nước này với cơ hội định cư rộng mở cho những người có năng lực thực sự.
Cập nhật thêm: Ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp
Liên hệ Công ty Du học INEC để được hỗ trợ:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
*Tham khảo từ Doanh Nhân Online – chuyên trang của báo Diễn đàn Doanh nghiệp