Du học là bước đầu tiên để tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, trải nghiệm một nền văn hóa mới, khắc họa những kỹ năng và kiến thức vô giá sâu vào tâm trí, để sẵn sàng hướng tới cuộc sống và sự nghiệp bạn hằng mong ước. Sau khi tốt nghiệp, mỗi du học sinh sẽ có những lựa chọn và hướng đi riêng: có người ở lại quốc gia mình du học để tìm kiếm cơ hội, có người qua nước thứ 3 làm việc, cũng có người lựa chọn trở về đóng góp cho quê hương. Còn du học sinh tại Đà Nẵng của INEC thì sao? Họ đang ở đâu và làm gì?
Cựu du học sinh Mỹ và hành trình có việc làm khi chưa tốt nghiệp
Bạn Hồ Thị Phương Thảo từng học tại Đại học West Texas A&M (Mỹ) với học bổng 70%, sau đó chuyển sang Đại học Texas Arlington (UTA). Trước khi tốt nghiệp bằng Cử nhân Tài chính loại xuất sắc, Phương Thảo đã có những năm học đầy thăng hoa tại ngôi trường UTA danh tiếng.
Phương Thảo thuộc top 30 sinh viên ưu tú của Khóa học Lãnh đạo Goolsby, được cấp học bổng 5.000 USD cùng 2 tuần du học Đức và Cộng hòa Séc miễn phí. Bạn cũng đạt Giải thưởng sinh viên Lãnh đạo xuất sắc với 1.500 USD.
Trở thành Chủ tịch Hội sinh viên Tài chính UTA là một trải nghiệm đáng nhớ với nữ du học sinh đến từ Đà Nẵng. Không chỉ mời được nhiều công ty có tiếng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tham gia các hoạt động do Hội Sinh viên tổ chức, Phương Thảo còn hỗ trợ thành công cho nhiều sinh viên khác tìm được công việc thực tập đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cá nhân.
Cô gái này còn gây ấn tượng khi là sinh viên quốc tế duy nhất trong số 60 sinh viên tham gia thực tập cùng thời điểm tại TD Ameritrade (công ty môi giới chứng khoán và giao dịch tài sản tài chính Mỹ), và nhận được lời mời làm việc chính thức của Charles Schwab khi chưa tốt nghiệp. Cho những ai chưa biết, Charles Schwab là công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ và được xem là gã khổng lồ tài chính của toàn cầu với tài sản trị giá 8,5 nghìn tỷ USD.
Theo Phương Thảo, “không có thành công nào đến một cách dễ dàng”. Để có được công việc thực tập và full time tốt tại Mỹ, bên cạnh đầu tư resume (bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kỹ năng của bạn), thư xin việc thật kỹ lưỡng, Phương Thảo khuyên các bạn du học sinh nên đến trung tâm nghề nghiệp của trường đại học để được những người có kinh nghiệm hướng nghiệp, cố vấn cách viết CV, thư xin việc, luyện phỏng vấn xin việc… Bạn cần phải tận dụng mọi cơ hội để trải nghiệm, thiết lập và xây dựng mối quan hệ, không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng, đồng thời cần phải biết được mình còn thiếu sót điều gì để khắc phục và trở nên tốt hơn.
Cựu du học sinh Thụy Sĩ với hành trình đến bếp khách sạn 5 sao, nhà hàng Michelin rồi start-up
Trở về quê nhà Đà Nẵng để start-up, kinh doanh khách sạn và nhà hàng của riêng mình là lựa chọn của Trần Nhật Văn – cựu du học sinh Thụy Sĩ. Văn đã tốt nghiệp khóa Cử nhân Nghệ thuật ẩm thực của Học viện Culinary Arts Academy Switzerland (CAAS), ngôi trường đứng số 1 Thụy Sĩ và top 7 toàn cầu về chất lượng đào tạo (xếp hạng QS Rankings 2024).
Văn từng chia sẻ với chúng tôi, “điều em cảm thấy tự hào nhất trong hành trình ẩm thực của mình cho tới bây giờ là được làm việc ở những khách sạn lớn, nhà hàng Michelin star.” Cụ thể, em bắt đầu kỳ thực tập đầu tiên của mình ở Mandarin Oriental, khách sạn 5 sao khá lâu đời ở Geneva, Thụy Sĩ. Kỳ thực tập thứ 2, em tới Hofke Van Bazel, nhà hàng được gắn 1 sao Michelin của Bỉ. Tại đây, em đã có nhiều cơ hội học hỏi với các đầu bếp giàu kinh nghiệm chuyên môn, đơn cử như Chef Kris De Roy, bậc thầy nấu ăn người Bỉ được biết đến với phong cách nấu ăn sáng tạo, xanh, hướng tới hương vị thuần khiết và bền vững.
Mỗi kỳ thực tập trong chương trình Cử nhân Nghệ thuật ẩm thực của Văn kéo dài 5-6 tháng. Như vậy, với khóa học 3 năm này, em đã có tới 12 tháng đi thực tập tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Nhờ sự nỗ lực, ham học hỏi, thái độ cầu tiến, tư duy tích cực và biểu hiện xuất sắc, em đã nhận được lời mời làm việc chính thức từ nhà hàng 1 sao Michelin Hofke Van Bazel ngay sau khi kết thúc kỳ thực tập của mình – khi đó Văn chỉ mới là sinh viên năm 2!
Tuy đại dịch Covid-19 tới bất ngờ và làm xáo trộn kế hoạch quay lại nhà hàng Hofke Van Bazel làm việc sau khi tốt nghiệp, nhưng chàng trai này đã tìm được hướng đi khác cho mình – trở về quê nhà lập nghiệp.
Văn chia sẻ, vì khóa học của Học viện CAAS đào tạo cả Nghệ thuật ẩm thực lẫn Kinh doanh, nhờ đó “em có thể học được nhiều thứ hơn”, từ kỹ thuật nấu nướng, làm bánh, bánh ngọt cho tới hoạt động nhà bếp, quản trị, marketing, lập kế hoạch kinh doanh… Những điều này chính là điểm tựa vững chắc để em nhanh chóng định hình lại hướng đi sự nghiệp của mình. Em đã áp dụng những điều đã học được để quản lý công việc kinh doanh khách sạn của gia đình, của chính mình, đồng thời mở các quán nước và nhà hàng ốc tại Đà Nẵng.
Cựu du học sinh Thụy Sĩ và hành trình đến Mỹ làm việc
Một cựu du học sinh Thụy Sĩ khác là Lương Thị Ngọc Hà, lại chọn du học Thụy Sĩ làm bước đệm để đến làm việc tại Mỹ. Cô gái này theo đuổi lĩnh vực Quản trị Dịch vụ khách hàng tại Học viện SHMS (Swiss Hotel Management School), ngôi trường hiện đứng top 2 toàn cầu về danh tiếng giáo dục và uy tín với nhà tuyển dụng, cũng là nơi Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ.
Ngọc Hà từng học tại Học viện Kaplan Singapore, sau đó du học Thụy Sĩ, nhận bằng Cử nhân Quản trị Dịch vụ khách hàng của Học viện SHMS. Trong thời gian tại SHMS, cô gái này đã chăm chỉ học tập, tận dụng tối đa 2 kỳ thực tập toàn cầu, nắm bắt mọi cơ hội để hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.
Nhờ chuẩn bị hành trang vững vàng, Ngọc Hà đã thực hiện mục tiêu của mình – đến Mỹ làm việc. Em hiện đang làm trong bộ phận F&B của 1 Hotel South Beach, khách sạn sang trọng bên bờ biển Miami, thuộc bang Florida. Khách sạn này đang nằm trong danh sách Michelin Key của Cẩm nang Michelin, được vinh danh là khách sạn mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới cho du khách.
Cựu du học sinh Mỹ với chuỗi thành tích học bổng Tiến sĩ toàn phần gần 30 tỷ đồng!
Không giống như đa số du học sinh sau khi tốt nghiệp chọn đi làm, bạn Nguyễn Đình Trâm Anh lại miệt mài theo đuổi con đường học thuật, đào sâu nghiên cứu tri thức ở lĩnh vực mình yêu thích trong chương trình Tiến sĩ.
Trâm Anh là cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Bạn học chương trình Cử nhân Khoa học, chuyên ngành Hóa, tại Đại học Nebraska Lincoln (Mỹ) với học bổng 50%. Trâm Anh là một trong những tấm gương cựu du học sinh nổi bật và đầy tự hào của INEC, bởi vì em là một trường hợp rất hiếm hoi học thẳng lên Tiến sĩ không cần qua Thạc sĩ.
Thông thường, để học tiếp lên Tiến sĩ bạn cần phải có bằng Thạc sĩ về lĩnh vực có liên quan. Nhưng ở Mỹ, bạn đôi khi có thể được chấp nhận vào học Tiến sĩ mà không cần bằng Thạc sĩ, tuy nhiên, rất khó và khắt khe. Để làm được điều đó, bạn bắt buộc phải có điểm học tập cực kỳ xuất sắc, có thành tích nghiên cứu khoa học tốt… Chắc chắn những điều này không thể làm được chỉ trong 1 ngày hay 2 ngày, 1 tháng hay 2 tháng, mà phải được chuẩn bị trong khoảng thời gian dài, càng sớm càng tốt.
Nói như vậy để thấy rằng, Trâm Anh là một du học sinh Mỹ vô cùng xuất chúng của INEC. Bạn đã đáp ứng các yêu cầu học Tiến sĩ chỉ trong vòng 4 năm học đại học. Thậm chí, cô gái này còn sở hữu chuỗi thành tích học bổng Tiến sĩ toàn phần gần 30 tỷ đồng vô cùng ấn tượng:
- Học bổng 321.717 USD (8,2 tỷ đồng) Đại học Virginia
- Học bổng 283.720 USD (7,2 tỷ đồng) Đại học Illinois Chicago
- Học bổng 326.667 USD (8,3 tỷ đồng) Đại học Colorado State
- Học bổng 237.540 USD (6 tỷ đồng) Đại học Nebraska Lincoln
Cựu du học sinh Hà Lan và hành trình làm việc, xây dựng tổ ấm tại xứ sở hoa tulip
Tốt nghiệp loại xuất sắc Cử nhân ngành Hệ thống nhúng của Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Nguyễn Đức Huy quyết định học tiếp chương trình cao hơn để đào sâu tri thức. Huy chọn theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ cùng chuyên ngành tại Đại học TU Delft – trường đại học kỹ thuật lớn nhất và nổi tiếng nhất “xứ sở hoa tulip”. Sau 2 năm nỗ lực học tập, Huy đã tốt nghiệp và làm việc cho một công ty năng lượng tại Hà Lan.
Nguyễn Yến Phương là một cựu du học sinh Hà Lan khác của INEC. Phương theo học chương trình Thạc sĩ Quản lý Chuỗi cung ứng của trường Rotterdam Business School (RBS). Chặng đường học tập của Phương kéo dài 1,5 năm, gồm 6 tháng học Dự bị Thạc sĩ + 1 năm học Thạc sĩ.
Cũng giống như Huy, Phương chọn ở lại quốc gia mình du học để lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, bạn đã nhanh chóng xin được việc làm và hiện đang làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu. Hai bạn đều đang cùng nhau xây dựng tổ ấm tại quốc gia xinh đẹp này.
Cựu du học sinh Phần Lan và chặng đường chinh phục bằng Cử nhân đến Thạc sĩ
Hành trình du học và sự nghiệp của cựu du học sinh Trần Quốc Bảo gắn liền với “xứ sở ngàn hồ”. Chàng trai này đã hoàn thành bằng Cử nhân Kỹ thuật Điện và Tự động hoá ở Đại học Khoa học Ứng dụng Häme (HAMK), là đại học ứng dụng lớn thứ 8 tại Phần Lan về quy mô.
Mong muốn khai phá những khía cạnh khác trong lĩnh vực kỹ thuật rộng lớn và giúp mở rộng lựa chọn nghề nghiệp mai sau, Bảo quyết định học Thạc sĩ Kỹ thuật Công nghiệp và Quản lý tại Đại học Aalto.
Sau khi tốt nghiệp, Bảo chọn ở lại Phần Lan tìm kiếm cơ hội. Cùng với sự chăm chỉ và không ngừng cố gắng, chàng trai này đã mua được căn nhà cho riêng mình ở Phần Lan cũng như có công việc và cuộc sống ổn định ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Cựu du học sinh Malaysia và hành trình trở thành thường trú nhân Anh
Từ chương trình CIMP – Đại học Sunway, Malaysia, đến tốt nghiệp đại học Anh là chặng đường mà cựu du học sinh Trần Ngọc Cát Tiên đã đi qua. Sau những năm tháng không ngừng học hỏi, trải nghiệm và cống hiến, “quả ngọt” mà bạn nhận được chính là thẻ thường trú nhân Anh (Permanent Residency – PR).
Hành trình của Cát Tiên bắt đầu vào năm 2018, từ chương trình CIMP (Canadian International Matriculation Programme) do Bộ Giáo dục Ontario phối hợp với riêng Đại học Sunway Malaysia cung cấp, cho phép học sinh học duy nhất năm lớp 12, nhận bằng THPT tỉnh bang Ontario. Chương trình được đào tạo hoàn toàn theo tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục của Canada, với bằng cấp được công nhận giúp học sinh thuận lợi nộp đơn vào các trường đại học top thế giới.
Sau khi hoàn tất chương trình CIMP, Cát Tiên chuyển tiếp thành công đến Đại học Hertfordshire, chính thức trở thành du học sinh Anh vào năm 2019. Hertfordshire là trường đại học công lập hàng đầu ở Anh và thuộc top 200 trường đại học “trẻ” xuất sắc nhất trên toàn cầu. Tại ngôi trường này, Tiên theo đuổi tấm bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, cô nàng đã ở lại tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển chuyên môn và sau đó thành công có PR – tiền đề quan trọng để chính thức trở thành công dân Anh.
Cựu du học sinh Úc và quá trình tìm việc làm ở Úc
Nguyễn Thị Hiền Tâm đã tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Nhà hàng – Khách sạn của Đại học Griffith vào tháng 7/2023. Cô gái Đà Nẵng có nụ cười tỏa nắng này đang làm trong bộ phận marketing của một khách sạn lớn ở Brisbane – thành phố lớn thứ 3 của Úc.
Để làm tới mảng marketing trong khách sạn như hiện tại, cô gái này từng làm qua nhiều công việc khác nhau trong tiệm bánh, nhà hàng, casino. Mỗi vị trí đều giúp Tâm học hỏi thêm được nhiều điều. Nếu như làm thêm ở tiệm bánh giúp em học được cách giao tiếp, cách bán hàng, cách để một tiệm bánh vận hành ở Úc; thì khi làm nhân viên phục nhà hàng, em được học nhiều hơn về dịch vụ khách hàng, cách làm họ cảm thấy hài lòng bởi dịch vụ. Còn với vị trí người chia bài trong casino (thường gọi là croupier), Tâm rèn được độ nhanh nhạy, tính linh hoạt, khả năng ứng biến cao; hay khi làm lễ tân khách sạn, em học được cách xử lý các tình huống thật khéo léo.
Cựu du học sinh Úc cho rằng, trải nghiệm thực tế là vô cùng quan trọng, giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn khi xin việc làm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bạn có thể bỏ bê việc học để đi làm. Đừng bỏ bất kỳ một tiết học nào mà hãy học tập thật chăm chỉ, tập trung nghe giảng khi lên lớp, có điều gì không hiểu thì trực tiếp hỏi giảng viên, hoặc email cho giảng viên ngay sau buổi học, hay book lịch hẹn với tutor để được giải đáp. Điều này giúp em tiết kiệm rất nhiều thời gian học tập nhưng vẫn mang đến hiệu quả cao nhất.
Khoảng thời gian còn lại, em tận dụng thời gian mà sinh viên quốc tế du học Úc được phép làm thêm để thực hành. Tâm luôn cố gắng kiếm công việc có liên quan đến ngành học để lấy kinh nghiệm. Cô gái này nhấn mạnh, du học sinh cần phải biết sắp xếp thời gian, cân bằng giữa việc học và trải nghiệm thực tế, để khoản tiền đầu tư cho du học mang lại lợi tức xứng đáng nhất.
Còn rất nhiều cựu du học sinh của INEC tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác trên đất nước Việt Nam đang thăng hoa trên hành trình cuộc sống và sự nghiệp của riêng mình, ở khắp nơi trên thế giới.
Cơ hội để bạn trở thành một phần trong cộng đồng du học sinh xuất chúng của INEC đang ở ngay trước mắt. Hãy tham dự Hội thảo du học sắp tới của INEC tại Đà Nẵng để được các chuyên gia hỗ trợ bạn chọn trường đúng trình – rinh đúng học bổng – nhân đôi thành công!
9h30 Chủ nhật, ngày 20/10 Vanda Hotel (Sảnh Pumila, Tầng 2), 03 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu |
Hotline hỗ trợ trực tiếp: 093 409 9070 – 093 409 9983