Ranking đang là một trong những tiêu chí hàng đầu của nhiều sinh viên và gia đình để chọn tổ chức giáo dục đại học khi du học. Thậm chí một số người còn hướng tới chọn trường Top 50-100 với ý nghĩ rằng: Trường/ngành có ranking cao = Trường/ngành đào tạo tốt; Trường/ngành có ranking cao = Cơ hội việc làm cao, mức lương tốt…
Thực tế, điều này có đúng không? Ranking phản ánh điều gì và có ý nghĩa ra sao khi chọn trường, chọn ngành khi du học? Cùng INEC tìm hiểu tường tận hơn ngay sau đây để giúp chọn trường phù hợp và thực sự hưởng lợi từ ranking!
Hiểu đúng, hiểu đủ về ranking (xếp hạng) đại học
Danh sách “Top” luôn ở xung quanh chúng ta – Top điểm đến đẹp nhất; Top phim đáng xem nhất; Top trải nghiệm nên thử nhất; Top những bãi biển lướt sóng đẹp nhất; Top công ty hàng đầu đáng để hợp tác làm việc nhất… Vì vậy, không lạ khi học sinh, sinh viên và gia đình bị cuốn hút vào bảng xếp hạng (ranking) “Top đại học hàng đầu” bởi nó như một điều đương nhiên. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều mong muốn điều tốt nhất cho mình và người thân.
Tuy nhiên, chọn trường, chọn ngành theo ranking như thế nào để thực sự hưởng lợi? Hãy cùng INEC tìm hiểu ngay!
Ranking (xếp hạng) là yếu tố được nhiều người quan tâm khi chọn trường, chọn ngành
Phương pháp luận của các bảng xếp hạng, bạn đã biết chưa?
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao thứ hạng trường đại học này ở bảng xếp hạng A lại cao hơn/hoặc thấp hơn hoặc thậm chí không xuất hiện ở bảng xếp hạng B? Trường được xếp hạng cao vì điều gì? Lý do rất đơn giản, mỗi bảng xếp hạng, hoặc tổ chức đánh giá, hiệp hội có phương pháp luận khác nhau.
Hiểu nôm na là mỗi bảng xếp hạng/tổ chức/hiệp hội có một bộ tiêu chí đánh giá riêng. Sự lựa chọn các tiêu chí, chỉ số phản ánh góc nhìn của mỗi bảng xếp hạng về những gì mà họ cho là quan trọng.
Ví dụ:
Với The Times Higher Education World University Rankings (THE), năm 2024, họ đánh giá 1.906 trường đại học ở 108 quốc gia và khu vực dựa trên 18 chỉ số hiệu suất về giảng dạy (môi trường học tập); môi trường nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng); chất lượng nghiên cứu (kết quả nghiên cứu); ngành (chuyển giao kiến thức) và triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu).
Trong khi đó, QS World University Rankings khảo sát và đánh giá với khoảng 1.500 tổ chức ở 104 quốc gia dựa trên các tiêu chí chính về tính bền vững, kết quả việc làm và mạng lưới nghiên cứu quốc tế.
Còn với bảng Xếp hạng đại học toàn cầu của U.S. News & World Report, họ khảo sát với khoảng 2.000 tổ chức hàng đầu ở 95 quốc gia tập trung đặc biệt vào nghiên cứu học thuật và danh tiếng của các trường nói chung. Các chỉ số xếp hạng cụ thể gồm danh tiếng nghiên cứu toàn cầu, danh tiếng nghiên cứu khu vực, ấn phẩm, tổng số trích dẫn, hợp tác quốc tế…
Ngoài THE, Q.S, U.S. News, trên thế giới còn có nhiều bảng xếp hạng đại học/tổ chức đánh giá/các hiệp hội khác nhau. Họ cũng đều có phương pháp luận riêng như trên để đưa ra kết quả xếp hạng hoặc duy trì kết nối giữa các thành viên của mình.
Như bạn thấy phương pháp luận của mỗi tổ chức chỉ dựa trên một số khía cạnh nhất định. Và trong mô tả chung của THE, Q.S, U.S. News, họ cũng nhấn mạnh mục đích xếp hạng nhằm cung cấp dữ liệu tin cậy về hiệu quả hoạt động của các trường đại học để giúp sinh viên và gia đình có sự so sánh. Do đó, xếp hạng chỉ mang tính tham khảo chứ không thể là yếu tố quyết định khi chọn trường/ngành. Việc chỉ chăm chăm vào con số xếp hạng càng cao càng tốt, bạn có thể không được hưởng lợi lộc gì từ xếp hạng, trái lại còn tăng thêm gánh nặng, vì sao?
Ranking cao không đồng nghĩa cơ hội việc làm tốt!
Nhìn vào phương pháp luận của các bảng xếp hạng, có những bộ tiêu chí hoàn toàn không dựa trên chỉ số công cơ hội nghề nghiệp, công việc, mức lương… Cho nên yếu tố ranking cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa là cơ hội việc làm tốt hơn, lương cao hơn.
Xếp hạng cao = Thử thách đầu vào
Theo Ms. Anh Bui – Đại diện EducationUSA, từ Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội, những trường có ranking cao thường đi liền với tính cạnh tranh đầu vào cao, nên các tiêu chí tuyển sinh có thể nhiều và cũng cao. Sinh viên có nguyện vọng vào trường phải chuẩn bị nhiều hơn.
Sinh viên và gia đình cũng nên biết rằng các bạn đang phải cạnh tranh với những sinh viên gạo cội từ khắp nơi trên thế giới. Họ đều học giỏi, ngoài ra phần lớn họ đều biết cách làm nổi bật các điểm mạnh của bản thân…
Đôi khi, bạn còn cần tới yếu tố may mắn! Vì với các tổ chức giáo dục hàng đầu, mỗi năm họ có thể đặt ra các tiêu chí tuyển chọn mới và hồ sơ của bạn có những điểm phù hợp với tiêu chí cốt lõi của họ năm đó thì bạn có cơ hội được chấp nhận cao hơn so với các ứng viên khác cùng năm.
Xếp hạng cao ~ Chi phí học không thể thấp!
Bạn không thể mong chờ cơ hội thụ hưởng giáo dục chất lượng rất cao với mức giá rất thấp tại mỗi quốc gia. Trừ một số ít trường công lập được chính phủ hoặc cá nhân/tổ chức tài trợ rất nhiều.
Thông thường các tổ chức giáo dục có xếp hạng cao sẽ có mức chi phí cao tương ứng do họ có nhu cầu trả lương cao để giữ chân giảng viên giỏi, đầu tư tài chính cho cơ sở vật chất tốt… để duy trì thứ hạng. Điều này có thể vô tình làm tăng thêm áp lực tài chính nếu như ngân sách gia đình bạn có giới hạn.
Chăm chăm trường có ranking cao = Đánh mất cơ hội tiếp cận tổ chức uy tín phù hợp khác
Bạn cũng nên biết có những bảng xếp hạng chỉ khảo sát với những tổ chức giáo dục lâu đời. Đồng nghĩa những trường đại học trẻ, hiện đại có thể nằm ngoài danh sách xếp hạng. Trong khi tại những trường này có thể có các chương trình học phù hợp, môi trường học năng động… hợp gu với bạn hơn thì sao?
“Kết quả xếp hạng chỉ mang tính tương đối dùng để tham khảo giúp sinh viên có sự chọn lựa trường/ngành học phù hợp chứ không mang tính chất quyết định”
Chọn trường theo ranking thế nào để thực sự hưởng lợi?
Thông tin xếp hạng đại học chỉ hữu ích nếu bạn đã biết mình đang tìm kiếm điều gì ở một trường phù hợp. Do đó, việc quan trọng bạn cần làm là xác định những gì bạn đang tìm kiếm ở một trường đại học phù hợp (ví dụ: quy mô và loại trường, môi trường học thuật, chuyên ngành được cung cấp, yêu cầu tuyển sinh, chi phí, khả năng hỗ trợ tài chính, địa điểm, trải nghiệm sinh viên, cơ hội việc làm…). Từ đó, bạn mới có dữ liệu xem xét/ kiểm tra thứ hạng đại học như một cách để thu hẹp phạm vi tìm kiếm trường đại học của mình.
Ví dụ, bạn chỉ muốn theo đuổi nhóm trường đại học công lập khi du học Mỹ, bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng Đại học công lập – chỉ khảo sát, đánh giá với nhóm trường công lập. Bạn muốn tìm cơ hội học tập với nhóm trường giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư thì có thể xem xét xếp hạng “Best Value School” (Trường cho hiệu quả đầu tư tốt nhất dựa trên mức lương sinh viên kiếm được sau khi ra trường so với chi phí đầu tư khóa học). Hay khi du học Úc, mục tiêu của bạn là tối ưu hóa cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp thì có thể tham khảo Employer Satisfaction Survey – Employability Skills Ranking. Hay khi du học Canada, bạn muốn chinh phục đại học nghiên cứu hàng đầu của đất nước lá phong, có thể bạn sẽ muốn tham khảo danh sách Nhóm đại học U15…
Trường tốt nhất là trường phù hợp nhất!
Như Edward Fiske, tác giả cuốn sách bán chạy nhất Fiske Guide to Colleges, đã chỉ ra: “Câu hỏi không phải là ‘Trường đại học nào tốt nhất?’ mà là ‘Trường đại học nào tốt nhất cho mình?”. Diễn đạt một cách dễ hiểu là trường tốt nhất không phải là trường có ranking cao nhất mà phải là trường phù hợp nhất với bạn! Và bạn sẽ không tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó trong bất kỳ danh sách xếp hạng đại học nào!
Mục tiêu của bạn khi tìm kiếm trường đại học là tìm những trường phù hợp với bạn – về mặt học thuật, xã hội và cảm xúc – đồng thời chuẩn bị cho bạn bước chuyển tiếp thành công vào thế giới việc làm. Vì vậy, để tìm được những trường đại học phù hợp, trước tiên bạn phải biết mình là ai, tại sao bạn lại học đại học và bạn đang tìm kiếm điều gì ở một trường học. Và để chọn một bến đỗ thực sự tốt, bạn rất cần cân nhắc với mức ngân sách của mình, bạn có thể theo đuổi ngành gì, nhận bằng cấp nào phù hợp để ra trường có việc làm hơn là chỉ nhìn vào ranking.
Ví dụ về sự phù hợp:
Bạn có năng lực học tập tốt; bạn thích môi trường rộng lớn nhiều thử thách; bạn giỏi ngoại giao; bạn có khả năng tự làm mình nổi bật giữa cộng đồng thì ngôi trường lớn, có rankings cao, môi trường thử thách phù hợp có thể phù hợp với bạn.
Nhưng nếu bạn là người thiếu tự tin, ngại giao tiếp, tương tác; kỹ năng học tập, tự nghiên cứu còn yếu hoặc chưa quen… thì một ngôi trường quy mô không quá lớn với các lớp học nhỏ, tập trung vào sinh viên ở góc độ cá nhân hóa hơn, môi trường gần gũi, thân thiện hơn có thể sẽ phù hợp hơn với bạn.
Sau tất cả những điều trên, nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc chọn trường, chọn ngành, bối rối giữa rất nhiều lựa chọn ngành học, chi phí… hoặc bạn đang phân vân không biết nên chọn du học ở quốc gia nào để tối ưu hóa chi phí đầu tư. Đừng ngần ngại liên hệ INEC để được tư vấn cặn kẽ hơn!
Chúng tôi hiện có mạng lưới tư vấn du học 16 quốc gia với hơn 500 trường đối tác bao gồm các đại học có ranking cao – top 100 Mỹ, G8 Úc, U15 Canada; top trường có xếp hạng cao về các ngành học Kinh doanh, Hospitality, CNTT, Kỹ thuật… Nguyện vọng tìm trường có ranking cao có thể dễ dàng được đáp ứng; tuy nhiên INEC còn tư vấn toàn diện dựa trên nhiều yếu tố khác để kế hoạch đầu tư du học của bạn thực sự an toàn và hiệu quả.
Mọi thắc mắc về sự kiện, vui lòng liên hệ:
Công ty Tư vấn Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
- Youtube: Duhocinec2006
- Fanpage:Tuvanduhocinec
- Chat ngay với tư vấn viên: m.me/tuvanduhocinec