Viết một bài luận để xin học bổng du học Mỹ bao giờ cũng là một thử thách khó khăn – đặc biệt là với những suất học bổng giá trị cao và giới hạn số lượng. Nếu bạn muốn làm tốt, bài viết của bạn sẽ cần phải dẫn dắt được người đọc, và nói thẳng vào các mục tiêu của tổ chức đó, cũng như của giải thưởng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, mỗi ứng viên còn buộc phải tạo được dấu ấn cá nhân để không bị đánh đồng với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn bài luận khác. Nếu được thực hiện đúng cách, bài luận của bạn có thể cùng lúc săn được nhiều suất học bổng. Nhưng tất nhiên, nó không phải là “mẫu số chung” cho tất cả; hầu hết các bài tiểu luận sẽ cần được chỉnh sửa hoặc thay đổi để cho nhà tuyển sinh thấy rằng bạn xứng đáng vượt qua những ứng viên khác và nhận được các suất học bổng.
Bài luận là chiếc chìa khóa giúp bạn hoàn thành ước mơ sở hữu học bổng du học Mỹ. Bài luận mang đến cho bạn cơ hội để nói về kinh nghiệm và bằng cấp của bạn một cách chi tiết hơn hơn những gì được ghi trong sơ yếu lý lịch và bảng điểm của bạn. Và nếu chứng minh cho ủy ban tuyển sinh của các trường đại học thấy rằng bạn là một cá nhân giỏi và có nhiều khả năng nổi bật hơn điểm trung bình GPA, bạn hiển nhiên sẽ là chủ nhân của các suất học bổng nghìn đô.
Sau đây là 8 bước để giúp các bạn du học sinh viết một bài luận về học bổng hoàn hảo để tìm được nguồn hỗ trợ tài chính lý tưởng cho lộ trình chinh phục các nền giáo dục quốc tế của mình:
Bước 1: Đọc thật kỹ yêu cầu và khai thác triệt để gợi ý của đề bài tiểu luận
Thông thường, các trường đại học hay tổ chức cung cấp học bổng sẽ đưa cho bạn một gợi ý hoặc một câu hỏi mở cho các bài tiểu luận, và các ứng viên có nhiệm vụ giải quyết chúng. Cho nên trước khi bắt đầu, bạn hãy đọc kỹ câu hỏi hoặc gợi ý một cách cẩn thận và cố gắng tìm ra ẩn ý đằng sau đó. Ví dụ, lời nhắc mà bạn phải trả lời là “Describe a book that made a lasting impression on you and your life and why”. Hãy tự hỏi “Có phải họ thực sự quan tâm tới cuốn sách tôi thích đọc là gì, hay còn có một ẩn ý nào khác”. Rất nhiều khả năng, họ muốn biết nhiều hơn về bạn, bạn là ai, chứ không phải chỉ ở loại sách bạn thích đọc. Bên cạnh đó, nhà tuyển sinh có thể còn muốn biết xem là động lực thúc đẩy bạn là gì và câu chuyện hoặc các chủ đề nào mà bạn đang quan tâm, những dự định mà bạn đang hướng tới thông qua những cuốn sách mà bạn chọn.
Mẹo: Luôn ghi nhớ tất cả các câu hỏi của các bài tiểu luận học bổng, không quan trọng chủ đề gì, hãy nêu ra ưu điểm của bạn, nền tảng mà bạn có, và quan trọng nhất là làm nổi bật kinh nghiệm của bạn để chứng minh rằng bạn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của tổ chức trao học bổng. Thay vì viết luận theo câu hỏi của tổ chức, bạn có thể yêu cầu được viết theo chủ đề bạn tự chọn, tuy hơi khó khăn, nhưng nó sẽ phản ánh năng lực sáng tạo của bạn đó. Cuối cùng, nếu bạn thấy có bất kỳ vướng mắc nào về đề tài, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với tổ chức để biết thêm thông tin chi tiết.
Bước 2: Phác thảo ra dàn ý chính cùng các từ khóa quan trọng
Bạn hãy cố gắng tìm ra những ý chính trong phần yêu cầu dành cho các ứng viên, khoanh tròn những từ khóa, hay thuật ngữ quan trọng để chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng đến chúng trong bài tiểu luận. Bởi vì các trường không chỉ tìm kiếm những học sinh tốt nhất, mà còn phải phù hợp với tiêu chí của trường. Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị nộp đơn xin học bổng học thuật nói chung, bạn có thể kể về một khóa học mà bạn đã từng tham gia, và chính nó đã khơi gợi được sự quan tâm của bạn hoặc đã truyền cảm hứng cho mục tiêu và công việc hiện tại của bạn. Bài luận chính là nơi tốt nhất để bạn làm điều này. Danh sách các điểm nhấn quan trọng có thể bao gồm:
- Bất kỳ giải thưởng học thuật hoặc danh hiệu nào mà bạn đã đạt được
- Bất kỳ các khóa học nào mà bạn đã tham gia ở bậc trung học phổ thông
- Bất kỳ các chứng chỉ khóa học bên ngoài, hoặc kinh nghiệm thực tập mà bạn cho là có ý nghĩa
- Tại sao kinh nghiệm học tập của bạn và mục đích của tổ chức tài trợ học bổng lại liên quan đến nhau
- Kế hoạch của bạn trong suốt thời gian tham gia vào khóa học là gì và bạn nghĩ nó sẽ hữu ích như thế nào đối với mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai
- Hãy viết ra tất cả các kỳ huấn luyện đặc biệt mà bạn đã tham gia hay một dự án, một hoạt động ngoại khóa mà bạn đã hoàn thành khi học ở trường
- Một câu chuyện điển hình về việc bạn đã vượt qua những thách thức trong cuộc sống của mình
Bước 3: Viết một bản nháp
Không phải ai cũng thích viết nháp trước khi bắt đầu, vì việc này sẽ hơi mất thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nó lại rất hữu ích. Bạn có thể bắt đầu với những điểm quan trọng nhất. Thông thường, kể một câu chuyện là cách mở đầu hiệu quả nhất cho một bài tiểu luận xin học bổng, bạn có thể nói về chuyện bạn đã tìm thấy quyển sách này như thế nào và làm thế nào mà nó có thể truyền cảm hứng cho bạn.
Bước 4: Viết một tuyên ngôn mạnh mẽ tóm tắt toàn bộ quan điểm của bạn
Khi bạn muốn có một tuyên ngôn mạnh mẽ để thể hiện tất cả quan điểm của mình trong đó, hãy bắt đầu với một tuyên ngôn đơn giản nhất. Nó sẽ không nhất thiết phải xuất hiện đầu hoặc cuối bài luận, bạn hãy khéo léo đặt nó ở đâu đó trong bài luận để tạo thành sự thống nhất giữa các quan điểm. Ví dụ, “You will find that various experiences from both my academic career and my personal life align very well with your organization’s mission: shaping community leaders who are working towards a more just and sustainable world.” Nếu bắt đầu với câu này, nó sẽ giúp bạn tổ chức, xây dựng và sắp xếp mọi suy nghĩ và quan điểm của bạn một cách thống nhất.
Bước 5: “Làm đầy” bài luận bằng cách bổ sung thêm các phần thông tin còn thiếu
Bấy giờ bạn đã có một bản phác thảo và một tuyên ngôn cá nhân cho bài luận, đây là lúc bạn có thể bắt đầu lấp đầy những phần còn thiếu của “câu chuyện” đang định kể. Câu mở đầu luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó phải đủ sức thu hút sự chú ý của người đọc, và động viên họ tiếp tục ở lại với bài luận của bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu câu chuyện của bạn bằng cách vẽ một bức tranh sống động về trải nghiệm cá nhân, tất nhiên trải nghiệm này phải liên quan đến chủ đề mà bạn sẽ nó đề cập trong bài luận.
Bước 6: Viết lại, sửa lại, viết lại
Những nhà văn giỏi vẫn thường viết lại và sửa lại bản thảo của mình nhiều lần. Sau khi có được một bản thảo đầu tiên trên giấy, hãy dùng một hoặc hai ngày để xem xét lại bài luận đó dưới con mắt khách quan. Sau đó, bạn mới nên bắt tay vào việc thực hiện các chỉnh sửa thích hợp cho nội dung và chú ý đến chính tả và ngữ pháp chính xác. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể viết một bản thảo hoàn toàn mới và sau đó tích hợp những điểm tốt nhất của cả hai bản vào trong một dự thảo cuối cùng. Việc viết một bản thảo mới có thể truyền cảm hứng về những ý tưởng mới hoặc một cách tốt hơn.
Bước 7: Nhờ người khác đọc và nhận xét về bài tiểu luận của bạn
Việc lý tưởng nhất là bạn có thể làm trong bước này là đưa bài luận của mình cho giáo viên hoặc cố vấn tuyển sinh đại học, người đã quen thuộc với các bài luận về học bổng và quá trình nhập học đại học. Nếu như bạn không có bất cứ mối quan hệ nào như vậy, hãy nhờ bất cứ ai có kỹ năng đọc và viết tốt để hỗ trợ cho bài luận của bạn tốt hơn.
Khi “biên tập viên” của bạn đã đưa ra cho bạn các ý kiến nhận xét về bài luận, bạn nên tự xét thành quả của bản thân một lần nữa qua những câu hỏi sau:
- Có phần nào gây nhầm lẫn không?
- Bạn có thật sự không mắc bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào?
- Bài tiểu luận có thể hiện đúng theo phong cách thật sự của bạn?
- Liệu bài luận có đáp ứng đúng gợi ý của đề bài?
- Có luận điểm nào bị mất tích trong thời gian bạn diễn giải dàn ý thành bài luận không?
Sau khi có một trình soạn thảo, bao gồm hoặc hai hoặc ba bản nháp định hướng nâng cao chất lượng nội dung bài luận, đây là thời gian để sửa đổi và viết lại.
Bước 8: Tinh chỉnh bản thảo cuối cùng
Một khi bạn cảm thấy hài lòng với bản dự thảo, hãy xem xét lại một lần nữa và đặc biệt chú ý đến cấu trúc, chính tả, ngữ pháp, và yêu cầu của đơn vị trao học bổng. Nếu bạn vượt quá số từ cần thiết, bạn sẽ cần chỉnh sửa để đáp ứng giới hạn câu chữ. Nếu bạn là thiếu một số lượng từ đáng kể, hãy xem xét thêm một đoạn văn hỗ trợ.
Để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ du học Mỹ của bạn, xin vui lòng liên hệ về tổng đài 1900 636 990 hoặc:
- Hotline TP HCM: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn