Khái niệm “thủ đô tài chính thế giới” không còn xa lạ với chúng ta, nhưng điều kiện để đạt được danh hiệu này là gì? Những bạn quan tâm hoặc có ý định du học ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế… có đoán được chính xác 10 thủ đô tài chính của thế giới hiện giờ không nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Thủ đô tài chính thế giới, hay còn gọi là trung tâm tài chính toàn cầu là nơi tập trung nhiều những nhà cung cấp các dịch vụ tài chính quốc gia và quốc tế quan trọng, như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, các quỹ đầu tư,…Có 2 chỉ số cơ bản để đánh giá xếp hạng thủ đô tài chính của thế giới, đó là Global Financial Centres Index – GFCI(của Anh) và International Financial Centres Development Index- IFCDI (của Mỹ và Trung Quốc). Theo đó, GFCI xuất hiện trước IFCDI và đã là thước đo năng lực cạnh tranh của các thủ đô tài chính thế giới từ năm 2007. GFCI được tính toán dựa trên đánh giá của 29,000 trung tâm tài chính lớn trên toàn cầu, cộng với 100 chỉ số từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế Giới World Bank, OECD, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU.
Báo cáo của GFCI được thực hiện vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm. Theo GFCI tháng 03.2016, 10 thủ đô tài chính hàng đầu thế giới hiện là các thành phố sau:
01.London (GFCI 800) – Anh
“Mặt trời không bao giờ lặn ở Anh”. Từ thế kỷ 19, khi Mỹ vẫn còn chìm đắm trong nội chiến thì Anh đã là cường quốc số một hành tinh với các vùng thuộc địa khắp nơi trên địa cầu từ Á sang Âu. London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới từ thế kỷ 19 và duy trì vị thế này đến tận thế kỷ 21, duy trì thặng dư thương mại lớn nhất trong tất cả các trung tâm tài chính của thể giới. Đây là trung tâm lớn nhất toàn cầu về thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, thị trường tín dụng. London thừa hưởng vị trí địa chính trị thuận lợi giữa châu Á và khu vực Bắc Mỹ, lại nằm ngay trung tâm của châu Âu.
Du học ngành tài chính tại Anh, đây là các trường đào tạo tốt nhất : ĐH Oxford, ĐH Cambridge, Trường Kinh Doanh London, Trường Khoa học Chính Trị và Kinh Tế London(LSE), ĐH Bristol, ĐH Queen’s, Đại học Leeds, Đại học Bath, ĐH Strathclyde.
02.New York (GFCI 792) – Mỹ
Từ thế kỷ 20, New York nổi lên là trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới mà đại diện là Wall Street, nhiều lần xoắn ngôi vị dẫn đầu của London trong bảng xếp hạng các thủ đô tài chính lớn nhất thế giới theo chỉ số GFCI. Hiện New York đứng vị trí số một về chỉ số phát triển trung tâm tài chính toàn cầu IFCDI. Nhiều thập kỷ qua, sự nổi lên của phong trào toàn cầu hóa và thế giới đa cực đã thách thức vị trí dẫn đầu của New York, nhưng nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng New York có đủ bằng chứng để giữ vị trí số 1 trong các trung tâm tài chính, đặc biệt ở môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển. New York là trung tâm thương mại lớn nhất về thị trường tài chính công nợ, thị trường chứng khoán công, thị trường chứng khoán tư, dẫn đầu về quản lý quỹ đầu tư, khối lượng tiền tệ sáp nhập và mua lại lớn nhất thế giới. NYSE và NASDAQ của New York là 2 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Du học ngành tài chính tại Mỹ, các ngôi trường sau đây là niềm khát khao lớn lao của hàng triệu sinh viên trên toàn cầu: ĐH Havard, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Chicago, Đại học Pennsylavania, Đại học New York.
03.Singapore (GFCI 755) – Singapore
Singapore nổi lên là niềm tự hào của châu Á khi đánh bại cả những trung tâm kinh tế lớn ở châu Âu để giữ vị trí thứ 3 trong Top 10 thủ đô tài chính của thế giới. Singapore nổi trội về trung tâm ngoại hối, trao đổi hàng hóa, trung tâm quản lý tài sản. Cùng với Tokyo, Singapore là trung tâm tài chính tạo thu nhập thương mại ổn định cho châu Á.
Du học ngành tài chính tại Singapore, SMU, NUS, NTU là lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho những bạn giỏi và bản lĩnh. Trong đó, Đại học quản lý Singapore SMU là trường duy nhất tọa lạc tại trung tâm tài chính Singapore năng động, sôi nổi nhất đảo quốc sư tử.
04.Hong Kong (GFCI 753)
Là một trung tâm tài chính lớn của thế giới, Hong Kong có quan hệ chặt chẽ với London và New York. Hong Kong phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp dịch vụ tài chính từ khi là thuộc địa của Anh và thừa hưởng nền pháp lý chặt chẽ từ Anh quốc. Tuy Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc từ năm 1997 và Hong Kong hiện là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, nhưng xứ sở cảng thơm này vẫn duy trì luật pháp và quyền tự trị như cũ trong 50 năm. 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại Hong Kong.
05.Tokyo (GFCI 728) – Nhật Bản
Tokyo bắt đầu là trung tâm tâm tài chính lớn của thế giới từ những năm 1980. Thành phố điện tử này có quan hệ chặt chẽ với New York và London. Đây là nơi đặt trụ sở chính của các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, 47 công ty trong danh sách Global 500, tập trung các ngành công nghiệp giao thông vận tải, sản xuất, điện tử và phát thanh truyền hình của Nhật Bản.
06.Zurich (GFCI 714) – Thụy Sĩ
Zurich là một trung tâm tài chính lớn về ngân hàng, quản lý tài sản, cung cấp các sản phẩm đầu tư và bảo hiểm. Tuy có mật độ dân số thấp nhưng đây là nơi đặt trụ sở của những tập đoàn tài chính lớn và các ngân hàng khổng lồ. Thị trường chứng khoán Thụy Sĩ đặt tại Zurich là thị trường chứng khoán lớn thứ 4 toàn cầu. Zurich cũng là trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới. Từ khi Thụy Sĩ không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, Zurich cũng không phụ thuộc trực tiếp các quy định của EU.
07.Thủ đô Washington (GFCI 712) – Mỹ
Washington là trung tâm chính trị ngoại giao văn hóa, nhưng kinh tế không kém phần sôi nổi. Đây là nơi đặt trụ sở của gần 200 đại sự quán nước ngoài tại Mỹ và các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (Organization of American States), Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter-American Development Bank). Washington phát triển nhiều ngành công nghiệp ở các lĩnh vực tài chính, giáo dục, chính sách công và nghiên cứu khoa học.
08.San Francisco (GFCI 711) – Mỹ
San Francisco là trung tâm tài chính ở khu vực phía Tây Bắc Mỹ từ thế kỷ 20. Nền kinh tế dịch vụ của San Francisco đa dạng, chủ yếu ở lĩnh vực tài chính, du lịch và công nghệ cao. Montgomery Street được mệnh danh là “Wall Street ở phía Tây”. Sanfrancisco tập trung nhiều tập đoàn tài chính lớn, ngân hàng đa quốc gia, các công ty tài chính đầu tư mạo hiểm, các công ty của Fortune 500.
09.Boston (GFCI 709) – Mỹ
Boston được đánh giá là Top 30 thành phố có quyền lực kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới. Kinh tế Boston chủ yếu dựa trên các hoạt động tài chính, dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các hoạt động chính phủ. Nền công nghiệp tài chính của Boston đặc biệt phát triển rất mạnh các quỹ tương hỗ và bảo hiểm. Nơi đây cũng tập trung nhiều đại học vô cùng xuất sắc như ĐH Harvard, Viện công nghệ Massachusetts, ĐH Boston, ĐH Brandeis, khiến Boston trở thành thành phố dẫn đầu thế giới về các phát minh sáng chế và những doanh nhân tài ba.
10.Toronto (GFCI 707) – Canada
Là thành phố lớn và danh tiếng nhất Canada, Toronto tập trung những tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty bảo hiểm lớn của Bắc Mỹ và thế giới. Đây cũng là một trong những trung tâm tài chính phát triển mạnh mẽ nhất sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 2000. Nền công nghiệp tài chính Toronto chủ yếu tập trung ở Bay Street. Thị trường chứng khoán Toronto (Toronto Stock Exchange) là thị trường chứng khoán lớn thứ 7 thế giới, xét về vốn thị trường. Ngoài tài chính thì Toronto rất phát triển truyền thông, viễn thông, xuất bản, công nghệ thông tin và công nghiệp sản xuất phim.
Du học ngành tài chính tại Toronto của Canada, bạn có thể đầu quân vào các trường danh tiếng về kinh tế, tài chính như Đại học Toronto, Đại học Western Ontario. Đầu vào các trường này rất cao. Sinh viên Việt Nam có thể học 2 năm cao đẳng tại các trường như Cao đẳng Seneca, Cao đẳng Humber và tìm cơ hội chuyển tiếp vào đại học.
>>Tuyển sinh du học Canada tại Toronto
Điểm lại Bảng xếp hạng 10 thủ đô tài chính lớn nhất thế giới theo GFCI, Mỹ vẫn chiếm đa số với 4/10 vị trí. Nền tài chính Mỹ không phát triển tiên phong nhưng có tốc độ thần kỳ và lợi thế cạnh tranh cao khó ai bì kịp. Ngoài 10 thành phố vừa kể trên, các thành phố sau đây cũng là thủ đô tài chính của thế giới, có vai trò quan trọng đến các hoạt động tài chính, giao thương toàn cầu. Đó là: Paris (Pháp), Stockholm (Thụy Điển), Amsterdam (Hà Lan), Dubai, Frankfurt (Đức), Madrid (Tây Ban Nha), Milan (Ý), Shanghai (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc).
>>Học bổng du học Mỹ tháng 06.2016