Về nhiều mặt, đất nước Hoa Kỳ hay Mỹ không giống quốc gia nào khác trên thế giới. Trong suốt lịch sử của mình, nước Mỹ đã tích lũy được nhiều thành tựu mà chưa một quốc gia nào sánh kịp.
Từ vị thế siêu cường quân sự thế giới và là một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh đến nơi có dân số đa dạng nhất và là nhà xuất khẩu giải trí số 1 toàn cầu, không thiếu những điều thực sự đáng chú ý để nói về nước Mỹ.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên để nhiều người trên khắp thế giới nuôi ước vọng hiện thực hóa “giấc mơ Mỹ”. Bất kể bạn chỉ tò mò về nước Mỹ hoặc có kế hoạch trải nghiệm xứ sở cờ hoa trong tương lai, chẳng hạn như du học Mỹ, thông tin dưới đây có thể giúp bạn khai sáng thêm những hiểu biết về nước Mỹ.
Tổng quan về đất nước Mỹ (Hoa Kỳ)
- Diện tích: 9,796,742 km2
- Dân số: Hơn 333.287,557 triệu (điều tra 2020)
- Khu vực: Bắc Mỹ
- Thủ đô: Washington D.C
- Thành phố lớn nhất: New York
- Ngày Quốc khánh: 4/7
Hoa Kỳ hay Mỹ là một quốc gia Bắc Mỹ, được xem là cường quốc kinh tế và quân sự dẫn đầu thế giới. Dấu ấn văn hóa của Mỹ từ lâu đã lan rộng khắp thế giới. Phần lớn được dẫn dắt bởi nền văn hóa đại chúng, được thể hiện qua âm nhạc, phim ảnh và truyền hình.
Các thuộc địa của đất nước Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Anh vào năm 1776 và được công nhận là một quốc gia mới vào năm 1783. Đất nước này gần như bị chia cắt trong cuộc nội chiến vào giữa những năm 1800, nhưng đã thống nhất vào thế kỷ 20. Mỹ đã ở về phía các quốc gia chiến thắng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
Mỹ là một nước cộng hòa liên bang dựa trên hiến pháp với sự hợp thành của 50 tiểu bang. Nền kinh tế đất nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về tổng sản phẩm quốc nội và cũng là nền kinh tế mạnh nhất về mặt công nghệ.
Đất nước Mỹ đa dạng về văn hóa và chủng tộc, đồng thời được hình thành bởi làn sóng nhập cư lớn từ châu Âu và nhiều nơi khác. Văn học, nghệ thuật và âm nhạc Mỹ phản ánh di sản phong phú của người dân nước này. Ngành truyền thông ở Hoa Kỳ có lượng khán giả toàn cầu với các chương trình truyền hình, video ca nhạc và phim được phân phối trên toàn thế giới.
Xứ sở cờ hoa là nơi có một số trường đại học hàng đầu trên thế giới, bao gồm Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts.
Mỹ hiện là thành viên và thường giữ vai trò lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO, Liên minh Tình báo Toàn cầu, OECD, WTO, các nhóm G7, G20, Ngân hàng Thế giới…
Tên chính thức của đất nước Mỹ (Hoa Kỳ)
Đất nước Mỹ có tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (The United States of America, viết tắt là USA), gọi tắt là Hoa Kỳ (United States, viết tắt là US), hay Mỹ (America). Biến thể của tên gọi là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay Hợp chủng quốc Mỹ”. Điều lạ là biến thể này được dùng nhiều hơn trong giao tiếp tiếng Việt theo cách hiểu “nước có nhiều chủng tộc” (có thể do suy luận nước Mỹ nhiều chủng tộc: da trắng, da đen, da đỏ, da vàng…).
Cả hai tên gọi “Hoa Kỳ” và “Mỹ” đều bắt nguồn từ cách phiên dịch hai tên gọi này sang tiếng Trung Quốc. Hiện nay, trong những văn bản trang trọng mang tính quốc gia, cái tên “Hợp chủng/chúng quốc Hoa Kỳ” hay Hoa Kỳ thường được dùng nhiều hơn. Nhìn chung tên gọi Hoa Kỳ và Mỹ đều được chấp nhận với người Việt.
Ý nghĩa của lá cờ nước Mỹ
Quốc kỳ đất nước Mỹ được xem là biểu tượng của một phần lịch sử sống động và là niềm tự hào, thể hiện sự đoàn kết của tất cả người Mỹ. Ngôi sao và sọc thể hiện những phẩm chất làm nên sự vĩ đại của đất nước Mỹ: tự do, công bằng, tình yêu đất nước và mục tiêu quốc gia.
Cờ Mỹ được Quốc hội Lục địa thông qua làm quốc kỳ chính thức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào ngày 14/6/1777. Cờ Mỹ ban đầu được thiết kế để đại diện cho sự thống nhất của 13 bang – trên lá cờ có 13 sọc, màu đỏ và trắng xen kẽ, và 13 ngôi sao màu trắng trên nền xanh.
Một trong những lá cờ đầu tiên có các ngôi sao được sắp xếp thành một vòng tròn, dựa trên ý tưởng rằng tất cả các thuộc địa đều bình đẳng. Mười ba sọc nằm cạnh nhau tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang ban đầu. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và màu xanh tượng trưng cho lòng trung thành.
Năm 1818, sau một vài thay đổi về thiết kế, Quốc hội Hoa Kỳ quyết định giữ lại 13 sọc của lá cờ và thêm các ngôi sao mới để phản ánh mỗi bang mới gia nhập liên bang. Hiện nay, cờ Mỹ có tất cả 50 ngôi sao, tượng trưng cho 50 bang, còn số vạch vẫn được giữ nguyên tượng trưng cho 13 thuộc địa ban đầu. Người Mỹ gọi quốc kỳ của mình là “Stars and Stripes” (Sao và Vạch).
Cách gọi “xứ sở cờ hoa hay xứ cờ hoa” để chỉ đất nước Mỹ cũng được cho bắt nguồn từ cách mô phỏng quốc kỳ của Mỹ.
Thủ đô của nước Mỹ
Thời kỳ mới giành được độc lập từ thực dân Anh, thành phố New York là thủ đô của liên bang Hoa Kỳ. Điều này được duy trì khoảng 1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến thủ đô mới là Philadelphia. Năm 1800, chính phủ liên bang lại di chuyển đến Washington, D.C và nơi này trở thành thủ đô của đất nước Mỹ từ thời điểm đó đến nay.
Các tiểu bang của Mỹ và tên viết tắt các bang của Mỹ
Hoa Kỳ hay Mỹ bao gồm 50 tiểu bang, một đặc khu liên bang và 5 vùng lãnh thổ chính. Phần lục địa Hoa Kỳ bao gồm 48 tiểu bang trong khi các tiểu bang Alaska và Hawaii nằm cách xa lục địa. Hình dạng và quy mô của các bang ở Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, chính trị và địa lý. Cho nên các bang có diện tích rất khác nhau.
Những tiểu bang lớn của đất nước Mỹ thường được so sánh với quy mô của các quốc gia. Ví dụ, California, bang lớn thứ ba của Mỹ, lớn hơn Đức nhưng nhỏ hơn Pháp; Texas có diện tích hơn gấp đôi Việt Nam và gấp 3 lần Vương quốc Anh; Massachusetts có diện tích bằng 2/3 diện tích của Thụy Sĩ.
Dưới đây là danh sách 50 tiểu bang và tên viết tắt các tiểu bang của Mỹ cùng với thủ đô của họ.
STT | Tiểu bang | Tên viết tắt | Thủ đô |
1 | Alabama | AL | Montgomery |
2 | Alaska | AK | Juneau |
3 | Arizona | AZ | Phoenix |
4 | Arkansas | AR | Little Rock |
5 | California | CA | Sacramento |
6 | Colorado | CO | Denver |
7 | Connecticut | CT | Hartford |
8 | Delaware | DE | Dover |
9 | Florida | FL | Tallahassee |
10 | Georgia | GA | Atlanta |
11 | Hawaii | HI | Honolulu |
12 | Idaho | ID | Boise |
13 | Illinois | IL | Springfield |
14 | Indiana | IN | Indianapolis |
15 | Iowa | IA | Des Moines |
16 | Kansas | KS | Topeka |
17 | Kentucky | KY | Frankfort |
18 | Louisiana | LA | Baton Rouge |
19 | Maine | ME | Augusta |
20 | Maryland | MD | Annapolis |
21 | Massachusetts | MA | Boston |
22 | Michigan | MI | Lansing |
23 | Minnesota | MN | Saint Paul |
24 | Mississippi | MS | Jackson |
25 | Missouri | MO | Jefferson City |
26 | Montana | MT | Helena |
27 | Nebraska | NE | Lincoln |
28 | Nevada | NV | Carson City |
29 | New Hampshire | NH | Concord |
30 | New Jersey | NJ | Trenton |
31 | New Mexico | NM | Santa Fe |
32 | New York | NY | Albany |
33 | North Carolina | NC | Raleigh |
34 | North Dakota | ND | Bismarck |
35 | Ohio | OH | Columbus |
36 | Oklahoma | OK | Oklahoma City |
37 | Oregon | OR | Salem |
38 | Pennsylvania | PA | Harrisburg |
39 | Rhode Island | RI | Providence |
40 | South Carolina | SC | Columbia |
41 | South Dakota | SD | Pierre |
42 | Tennessee | TN | Nashville |
43 | Texas | TX | Austin |
44 | Utah | UT | Salt Lake City |
45 | Vermont | VT | Montpelier |
46 | Virginia | VA | Richmond |
47 | Washington | WA | Olympia |
48 | West Virginia | WV | Charleston |
49 | Wisconsin | WI | Madison |
50 | Wyoming | WY | Cheyenne |
Tiểu bang nào lớn nhất và nhỏ nhất ở đất nước Mỹ?
Không phải các bang của Mỹ đều rộng lớn để so sánh với quy mô của một quốc gia. Thật thú vị khi biết chênh lệch diện tích giữa tiểu bang lớn nhất với bang nhỏ nhất lên đến 430 lần.
Tiểu bang lớn nhất của đất nước Mỹ là Alaska với diện tích hơn 665.000 km2. Bang nhỏ nhất ở đất nước Mỹ là Rhode Island với diện tích chỉ 1.544 km2.
Tiểu bang nào có cộng đồng người Việt lớn nhất?
Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2020, có khoảng 2,3 triệu người người Việt sinh sống trên đất nước Mỹ. Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ lớn thứ tư châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Cộng đồng người Việt rải rác ở hầu khắp các bang của Mỹ. Trong đó những bang có cộng đồng người Việt lớn gồm California, Texas, Washington, Florida, Massachusetts, New York, Georgia, Virginia, Pennsylvania, Oregon, Oklahoma…
Top thành phố có nhiều người Việt nhất: Los Angeles, Houston, San Jose, Seattle, San Diego, Atlanta… (theo US Census 2019).
Đôi nét về bộ máy nhà nước Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nhà nước cộng hòa liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang (tam quyền phân lập) theo Hiến pháp.
Chủ nghĩa liên bang Hoa Kỳ khuyến khích các bang đoàn kết với nhau và ủng hộ các quyết định, các luật lệ do chính quyền trung ương ban hành, tuy nhiên vẫn tồn tại xu hướng ly tâm khi các bang cố gắng bảo vệ các quyền hạn và lợi ích riêng của mình.
Trong hệ thống liên bang, công dân Hoa Kỳ chịu sự chi phối của ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ là gì?
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ là chính phủ quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bộ máy chính phủ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập, Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án nắm quyền tư pháp.
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng, vừa là người đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Dưới Tổng thống có Phó tổng thống- đóng vai trò là chủ tịch Thượng viện và là người đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Tổng thống nếu Tổng thống không thể phục vụ. Tổng thống và Phó tổng thống được tuyển chọn theo cơ chế bầu cử 4 năm 1 lần. Công dân Hoa Kỳ trên 18 tuổi được quyền bỏ phiếu.
Trực thuộc cơ quan hành pháp có các bộ và người đứng đầu của họ (gọi là thành viên Nội các), có trách nhiệm tư vấn cho tổng thống về những quyết định có ảnh hưởng đến đất nước.
Nhánh Lập pháp được tạo thành từ một Quốc hội lưỡng viện: Thượng viện và Hạ viện, có nhiệm vụ bàn bạc, thảo luận và thông qua các dự luật. Tuy nhiên, với tư cách nguyên thủ quốc gia, Tổng thống là người duy nhất thay mặt Nhà nước công bố những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Chỉ khi được Tổng thống công bố, những đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực.
Tổng thống cũng có quyền phủ quyết. Tất cả những dự luật do Quốc hội thông qua, trước khi được ban hành trở thành đạo luật phải đệ trình lên Tổng thống. Trong vòng 10 ngày không kể Chủ nhật, nếu đồng ý, Tổng thống sẽ ký công bố dự luật đó. Nếu không đồng ý, Tổng thống sẽ phủ quyết, gửi trả nơi đã soạn thảo ra dự luật đó và yêu cầu Quốc hội xem xét lại. Quốc hội phải bàn bạc, sửa đổi… và chỉ khi không dưới 2/3 nghị sĩ trong mỗi Viện tán thành thì dự luật này mới trở thành đạo luật.
Cơ quan tư pháp, bao gồm tòa án tối cao và các tòa án liên bang khác, chịu trách nhiệm giải thích ý nghĩa của luật, cách chúng được áp dụng và liệu chúng có vi phạm Hiến pháp hay không. Tòa án Tối cao gồm có 9 thẩm phán do tổng thống lựa chọn và phải được Quốc hội phê chuẩn.
Chính quyền bang được tổ chức như thế nào?
Giống như chính phủ liên bang Hoa Kỳ, chính quyền các bang có ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi nhánh có chức năng và hoạt động rất giống nhánh tương ứng ở cấp liên bang. Người đứng đầu cơ quan hành pháp của một bang là thống đốc, người được bầu theo phổ thông đầu phiếu, thường với nhiệm kỳ 4 năm.
Ngoại trừ Nebraska, nơi có một cơ quan lập pháp duy nhất, tất cả các bang đều có cơ quan lập pháp lưỡng viện (hai viện), gồm Thượng viện và Hạ viện. Quy mô của hai cơ quan lập pháp này khác nhau. Thông thường, Thượng viện có từ 30 đến 50 thành viên; Hạ viện có từ 100 đến 150 thành viên.
Một thị trưởng làm gì?
Có thể bạn đã nghe rất nhiều về chức danh thị trưởng. Vậy thị trưởng là ai và có quyền hạn như thế nào? Hội đồng thị trưởng là hình thức chính quyền thành phố lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Cấu trúc của nó tương tự như cấu trúc của chính quyền liên bang và tiểu bang. Thị trưởng là người được bầu đứng đầu cơ quan hành pháp. Một hội đồng được bầu ra đại diện cho cơ quan lập pháp.
Thị trưởng thường bổ nhiệm người đứng đầu các ban ngành của thành phố và các quan chức khác. Thị trưởng cũng có quyền phủ quyết luật pháp của thành phố (gọi là pháp lệnh) và chuẩn bị ngân sách thành phố. Hội đồng thông qua luật thành phố, đặt ra mức thuế đối với tài sản và quyết định cách các ban ngành tiêu tiền của thành phố của họ.
Quyền công dân ở Hoa Kỳ là gì?
Công dân Hoa Kỳ được hưởng tất cả các quyền tự do, được bảo vệ và các quyền hợp pháp mà Hiến pháp quy định. Tuy nhiên, việc sống ở Hoa Kỳ không tự động biến một người thành công dân Mỹ. Những người sinh ra ở Hoa Kỳ hoặc sinh ra ở nước ngoài bởi công dân Hoa Kỳ sẽ được cấp quyền công dân tại Hoa Kỳ. Những người sinh ra ở các quốc gia khác muốn trở thành công dân phải nộp đơn xin và vượt qua bài kiểm tra quốc tịch. Những người trở thành công dân theo cách này được gọi là công dân nhập tịch.
Dân số đất nước Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới. Trong đó, dân số da trắng chiếm đại đa số với khoảng 251,6 triệu người, chiếm tỷ trọng dân số cao nhất ở mọi khu vực, nhưng đặc biệt đáng chú ý ở khu vực Trung Tây. Dân cư da đen hoặc người Mỹ gốc Phi khoảng 45,4 triệu người. Người Mỹ gốc Á khoảng 20,95 triệu người. Người Mỹ gốc Ấn và Alaska bản địa khoảng 4,38 triệu người. Người Hawaii bản địa khoảng 0,88 triệu người. Chủng tộc khác đạt khoảng 10,07 triệu người.
Hoa Kỳ luôn tự hào và tôn vinh nguồn gốc đa văn hóa của mình nên bạn có thể tìm thấy các địa danh lịch sử, di tích và địa điểm kể lại câu chuyện của nhiều cộng đồng thiểu số ở Hoa Kỳ.
Người nhập cư ở đất nước Mỹ
Mỹ là nơi có nhiều người nhập cư hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Nhiều lý do khiến mọi người từ các nơi khác nhau trên thế giới chuyển đến Hoa Kỳ. Một số đang tìm kiếm cơ hội kinh tế. Những người khác đang chạy trốn bạo lực, đàn áp hoặc thảm họa khí hậu. Và những người khác đang hy vọng được đoàn tụ với các thành viên gia đình đã ở đây.
Những người nhập cư đến thường định cư tại các cửa ngõ nhập cư lịch sử ở các khu vực đô thị lớn, chẳng hạn như thành phố New York, Chicago và Boston. Nhưng trong hơn một thập kỷ, nhiều địa điểm khác ở Mỹ đã trở thành cửa ngõ cho dân số nhập cư ngày càng tăng.
Ngày nay, California, Texas, Florida, New York và New Jersey là nơi có số lượng người nhập cư lớn nhất.
Kinh tế đất nước Mỹ
Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Nền kinh tế Hoa Kỳ còn được hậu thuẫn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao.
Nền kinh tế Hoa Kỳ lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, danh nghĩa và xếp thứ hai theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao, đứng hạng nhất về tổng giá trị thương hiệu quốc gia, hạng nhì trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, hạng 17 về chỉ số tự do kinh tế, hạng nhất về ngân sách quốc phòng.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ bao gồm máy tính và máy điện, xe cộ, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, thiết bị quân sự… Hoa Kỳ cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể: Đây là nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới và có trữ lượng than lớn nhất thế giới.
Đến cuối năm 2023, nền kinh tế Mỹ được cho đang “hạ cánh mềm”, vượt qua giai đoạn đầy thách thức với những dự đoán về suy thoái kinh tế trước đó, khi liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực. Có thể thấy như cơn bão lạm phát được xoa dịu, chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm ổn định.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ
Đây là tỷ lệ thất nghiệp 5 năm gần nhất của Mỹ: 3,9% (2019), 3,6% (2020), 6,7% (2021), 3,9% (2022), 3,5% (2023). Thu nhập ở Mỹ Theo Cục Thống kê Lao động, mức lương trung bình ở Mỹ năm 2023 là 59.428 USD, mức lương trung bình theo giờ là 28,34 USD. Top các bang có mức lương trung bình cao nhất cả nước:
Những bang có mức lương trung bình thấp nhất:
|
Văn hóa đất nước Mỹ
Với cư dân đại diện cho hầu hết mọi khu vực trên thế giới, Mỹ trở thành một trong những quốc gia đa dạng văn hóa nhất hành tinh. Văn hóa Hoa Kỳ có thể vừa quen thuộc vừa khác biệt với những người mới đến, từ những giá trị chung, khẩu phần ăn, phong cách lái xe, thời trang và thậm chí cả tiếng lóng.
Một số nét văn hóa đặc trưng
Ngay từ khi còn nhỏ, người Mỹ đã được dạy phải tự lập. Tầm quan trọng của việc một người có thể định hình bản sắc và tương lai của mình thông qua những lựa chọn, khả năng và nỗ lực của chính họ được nhấn mạnh rất nhiều trong văn hóa, giáo dục và thể chế Hoa Kỳ. Tương tự như việc coi trọng sự độc lập, văn hóa ở Mỹ rất coi trọng sự bình đẳng và chủ nghĩa cá nhân.
Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản. Do đó, văn hóa ở Hoa Kỳ cũng coi trọng chủ nghĩa duy vật. Mọi người đôi khi đánh giá sự giàu có của mình dựa trên tài sản cá nhân và so sánh tài sản vật chất với người khác. Chủ nghĩa duy vật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích sự bất bình đẳng ở Mỹ. Tuy nhiên, nó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cộng đồng cá nhân, thành phố hoặc tiểu bang nơi bạn sinh sống.
Ngoài ra, Mỹ là quốc gia chào đón nhiều người nhập cư nhất thế giới. Người nhập cư từ nhiều vùng, khu vực khác nhau của các châu lục mang theo những nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ, phong cách sống… đến Mỹ. Vì điều này, Mỹ có một xã hội đa văn hóa, mang đến cho người mới đến cơ hội trải nghiệm và kết nối với các nền văn hóa khác nhau, cho dù đang dùng bữa tại các nhà hàng địa phương, tham dự buổi biểu diễn âm nhạc hay xem một trận đấu thể thao.
Lưu ý khi giao tiếp với người Mỹ
Văn hóa ở Hoa Kỳ cũng được xây dựng dựa trên các chuẩn mực và hành vi xã hội khác nhau. Chúng ta hãy xem xét một số hành vi văn hóa cơ bản và một số lưu ý khi tương tác với người Mỹ.
Hạn chế hỏi những câu hỏi riêng tư – Theo nguyên tắc chung, người Mỹ coi trọng quyền riêng tư. Đặt câu hỏi về cân nặng, tuổi tác, tiền lương, sự giàu có, tôn giáo hoặc chính trị được coi là thô lỗ.
Đúng giờ – Quản lý thời gian và đúng giờ rất quan trọng ở Mỹ. Đến muộn hoặc trì hoãn một cuộc tụ tập/cuộc họp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn và bạn có thể bị coi là thiếu thiếu tôn trọng. Cho nên hãy nhớ luôn “đúng giờ”!
Văn hóa tiền tip (bo) – Tại các nhà hàng và quán bar ở Mỹ, thuế bán hàng và tiền tip không có trong thực đơn; do đó các mặt hàng có thể có giá cao hơn tới 25%. Ngoài ra, những người phục vụ bạn khi bạn đi chơi sẽ nhận được tiền tip vì đây được coi là một phần thu nhập của họ. (Không biết nên tip bao nhiêu? Tip 15-20% giá bữa ăn là tiêu chuẩn chung.)
Đừng quên “xếp hàng” – Việc không xếp hàng hoặc chen ngang những người trong hàng đợi là bất lịch sự. Nếu bạn đang vội, hãy hỏi người đứng trước xem họ có thể nhường bạn lên trước không.
Hãy chú ý đến thú cưng – Nếu bạn đến thăm một gia đình ở Mỹ, hãy nhớ rằng nhiều người Mỹ nuôi thú cưng. Nếu bạn bị dị ứng hoặc không thoải mái khi ở gần một số loài động vật, hãy cho chủ nhà biết trước để họ có thể đáp ứng mong muốn của bạn.
Thảo luận về sở thích ăn kiêng – Nếu bạn mời những người bạn Mỹ của mình đến dùng bữa, hãy nhớ rằng họ có thể tuân theo một chế độ ăn kiêng nhất định hoặc không ăn một số loại thực phẩm nhất định. Hãy tham khảo sở thích của họ và làm theo chúng cho phù hợp.
Hãy chuẩn bị cho những phần ăn lớn – Khẩu phần ăn ở Mỹ có xu hướng khá lớn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yêu cầu đóng gói thức ăn thừa khi đi ăn ở ngoài!
Ngày lễ ở Mỹ
Trong văn hóa Hoa Kỳ, có một số ngày lễ quan được liên bang công nhận. Vào các ngày này, nhiều văn phòng chính phủ và một số doanh nghiệp tư nhân đóng cửa.
New Year’s Day (Ngày đầu năm mới) – Ngày đầu tiên của tháng Giêng tượng trưng cho sự khởi đầu mới và được hưởng ứng ở Mỹ. Người Mỹ thường cùng gia đình và những người thân yêu quây quần ăn mừng năm mới sắp đến.
Martin Luther King, Jr., Day (Ngày sinh của Martin Luther King) – diễn ra vào thứ Hai tuần thứ ba của tháng 1. Vào ngày lễ này, người Mỹ được khuyến khích suy ngẫm về bình đẳng chủng tộc và thay đổi xã hội, cũng như dành thời gian cho hoạt động phục vụ cộng đồng.
Memorial Day (Ngày tưởng niệm) – Thứ Hai cuối cùng của tháng 5 được dành riêng làm ngày tưởng niệm các quân nhân Hoa Kỳ đã thiệt mạng khi phục vụ quân đội Mỹ. Để tôn vinh họ, người Mỹ cắm hoa và cờ trên mộ các quân nhân. Nhiều thị trấn cũng tổ chức diễu hành. Ngày Tưởng niệm cũng được coi là ngày chính thức bắt đầu mùa hè và nhiều người Mỹ tổ chức các bữa tiệc ngoài trời, tụ tập cùng gia đình và bạn bè để tổ chức tiệc nướng hoặc giải trí ngoài trời.
Juneteenth National Independence Day – ngày 19/6 hàng năm trở thành ngày lễ liên bang thứ 12 của Mỹ, để đánh dấu ngày chế độ nô lệ chính thức bãi bỏ ở Mỹ (19/6/1865). Ngày này kỷ niệm trên khắp nước Mỹ với các cuộc diễu hành, hội chợ, tiệc nướng…
Independence Day (Ngày Độc lập Mỹ) – rơi vào ngày 4/7 hàng năm, đánh dấu ngày Hoa Kỳ tuyên bố độc lập khỏi sự cai trị của Anh. Ngày Độc lập Mỹ được tổ chức hoành tráng với pháo hoa, tiệc nướng, diễu hành và lễ hội trực tiếp.
Labor Day (Ngày Lao động Mỹ) – Thứ Hai đầu tiên của tháng 9 trở thành ngày tôn vinh và đánh giá cao phong trào lao động Hoa Kỳ cũng như những đóng góp của người lao động đối với sự tiến bộ và thành tựu của đất nước. Ngày lễ này được coi là kết thúc mùa hè và người Mỹ tụ tập ngoài trời để ăn uống, bơi lội, tham gia các trò chơi và các lễ hội khác.
Veterans Day (Ngày Cựu chiến binh) – Được tổ chức vào ngày 11/11, Ngày Cựu chiến binh ghi nhận những cựu chiến binh còn sống trước đây từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.
Thanksgiving (Lễ tạ ơn) – Lễ tạ ơn là ngày lễ tạ ơn, kỷ niệm vụ thu hoạch đầu tiên của những người định cư hành hương vào những năm 1600. Giờ đây, vào thứ Năm thứ tư hàng tuần của tháng 11, người Mỹ tổ chức Lễ Tạ ơn cùng gia đình và bạn bè bằng một bữa ăn thịnh soạn gồm gà tây và tất cả các món trang trí.
Christmas Day (Ngày Giáng sinh) – Kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25/12 hàng năm. Đây là một ngày lễ lớn ở Mỹ với các cuộc diễu hành, sự kiện mua sắm, âm nhạc và trang trí. Bạn có thể trải nghiệm cảm giác đất nước hòa vào không khí lễ hội ngay cả trước khi tháng 10 kết thúc!
Cùng với những ngày lễ này, các tiểu bang hoặc khu vực riêng lẻ sẽ tổ chức các ngày lễ địa phương dựa trên lịch sử văn hóa của họ hoặc dành cho thành viên của các cộng đồng hoặc tôn giáo cụ thể. Ví dụ, Massachusetts kỷ niệm Ngày của những người yêu nước vào thứ Hai tuần thứ ba của tháng 4, tôn vinh những trận chiến đầu tiên của Chiến tranh Cách mạng ở Lexington và Concord; Boston Marathon cũng được tổ chức vào ngày hôm đó.
Tôn giáo ở Mỹ
Với cộng đồng đa văn hóa, ở các tiểu bang và thành phố của Hoa Kỳ tồn tại nhiều giáo phái tôn giáo khác nhau. Theo một nghiên cứu năm 2021, thành phần tôn giáo ở Mỹ được xác định là:
- 63% – Thiên chúa giáo (40% Tin lành, 21% Công giáo, 2% khác)
- 25,1% – Không theo bất kỳ tôn giáo nào
- 2% – Do Thái
- 1% – Phật giáo
- 1% – Ấn Độ giáo
- 1% – Hồi giáo
Mặc dù phần lớn người Mỹ theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng Hoa Kỳ không có một tôn giáo chính thức được nhà nước xác nhận. Đây là nền tảng của Hiến pháp Hoa Kỳ: Mọi người đều có quyền tự do theo và tuân theo bất kỳ tôn giáo nào họ muốn.
Ngôn ngữ tại Mỹ
Tiếng Anh được sử dụng chủ yếu trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, ở cấp liên bang không có luật nào quy định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Nhưng ở cấp tiểu bang thì 31 bang công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức.
Có một số tiểu bang ngôn ngữ chính thức là song ngữ. Ví dụ, ở New Mexico, ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, trong khi ở Louisiana, ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, và cuối cùng, ở Hawaii, ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Hawaii.
Nghệ thuật, giải trí
Mỹ có ngành công nghiệp văn hóa nghệ thuật giải trí hùng mạnh nhất thế giới. Theo thống kê, các sản phẩm văn hóa – nghệ thuật đem lại nguồn thu cho nước Mỹ nhiều hơn cả xuất khẩu vũ khí (vốn là thế mạnh của quốc gia này). Ước tính có tới 4,7 triệu người đa quốc tịch làm việc trong các ngành công nghiệp văn hóa tại Mỹ, đóng góp 698 tỷ USD cho GDP, xuất siêu hơn 41 tỷ USD.
Đế chế điện ảnh, truyền thông của Mỹ được cho chiếm thế độc tôn trên toàn cầu. Hollywood và Broadway đã từng thống trị về tư tưởng, nội dung, tiêu chuẩn thẩm mỹ của ngành điện ảnh và ngành biểu diễn nghệ thuật toàn thế giới trong suốt nửa thế kỷ.
Nói đến các loại hình giải trí ở Mỹ, không thể không kể đến một đặc sản khác đúng chất Mỹ: nhạc kịch Broadway (một hình thức kể chuyện thông qua âm nhạc, diễn xuất và vũ đạo). Và New York là điểm đến nổi tiếng cho loại hình này với hệ thống 41 nhà hát chuyên nghiệp (500 ghế trở lên) nằm ở quận Theatre District, Manhattan.
Âm nhạc cũng là hình thức giải trí đem lại sự phấn khích và vui vẻ cho người Mỹ. Nền âm nhạc Mỹ chịu ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu, các dân tộc bản địa, Tây Phi, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Bắc Phi… tạo ra nhiều phong cách âm nhạc đa dạng.
Các thể loại nhạc nổi tiếng quốc tế nhất là nhạc pop truyền thống, jazz, blues, country, bluegrass, rock, rock and roll, R&B, pop, hip-hop/rap, soul, funk, disco … cùng nhiều thể loại khác. Âm nhạc Mỹ được nghe trên khắp thế giới. Kể từ đầu thế kỷ 20, một số hình thức âm nhạc đại chúng của Mỹ đã thu hút được lượng khán giả gần như toàn cầu.
Ẩm thực
Thuật ngữ “ẩm thực Mỹ” có thể khiến bạn nghĩ đến bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên! Nhưng trên thực tế, văn hóa ẩm thực Mỹ cũng đa dạng như dân số đa dạng của họ.
Ẩm thực Mỹ sớm chịu ảnh hưởng từ ẩm thực châu Âu khi thực dân châu Âu đã đưa đến một số thành phần và phong cách nấu nướng vào thời kỳ thuộc địa. Các phong cách khác nhau đã tiếp tục phát triển trong thế kỷ 19 và 20, tương xứng với dòng người nhập cư từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nhìn chung, văn hóa ẩm thực ở Mỹ sử dụng tất cả những hương vị tuyệt vời mà bạn tìm thấy ở những nơi khác nhau trên thế giới, bao gồm ảnh hưởng và nguyên liệu từ vùng Caribe, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Jamaica, Nhật Bản, Mexico, Tây Ban Nha, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực Mỹ thường kết hợp ẩm thực từ các quốc gia, khu vực và sắc tộc khác nhau để tạo ra những món ăn hoàn toàn mới, độc đáo của Mỹ.
Hầu hết các món ăn ở Mỹ đều được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị địa phương và các nguyên liệu sẵn có của vùng, tùy theo từng địa điểm. Điều làm nên sự khác biệt của ẩm thực Mỹ và văn hóa ẩm thực ở Mỹ là khả năng kết hợp hương vị, kết cấu và kỹ thuật nấu ăn từ các châu lục khác nhau để tạo ra những món ăn ngon, độc đáo.
Người Việt trên đất Mỹ không quá khó khăn khi muốn tìm chút hương vị của quê hương thông qua đồ ăn. Có rất nhiều nhà hàng món Việt cũng như các chợ dành cho người Việt tại Mỹ. Nếu bạn đang khao khát những trải nghiệm ẩm thực đích thực khi sinh sống cũng như học tập tại Mỹ, hãy xem xét các tiểu bang nổi tiếng với nền ẩm thực tuyệt vời và sự đa dạng về văn hóa như California, Florida, Illinois, Ohio, New York và Texas.
Thể thao
Thể thao đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Mỹ, với rất nhiều người đam mê và hâm mộ thể thao trên khắp đất nước. Các môn thể thao phổ biến nhất ở Mỹ là bóng đá Mỹ, bóng rổ và bóng chày; mỗi người đều có giải đấu chuyên nghiệp riêng. Những môn thể thao này có cộng đồng người hâm mộ, được xây dựng qua nhiều thập kỷ, có lịch sử phong phú, sự chuyển đổi văn hóa và các biểu tượng thể thao đã trở nên nổi tiếng thế giới.
Ngoài ra còn có các sự kiện thể thao vô địch hàng năm như Super Bowl (bóng đá), NBA Finals (bóng rổ) và World Series (bóng chày).
Khí hậu thời tiết nước Mỹ
Vì có diện tích lớn và địa hình đa dạng nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida; vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực; nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây; khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California.
Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy nhưng cũng có ở các tiểu bang giáp ranh vịnh Mexico hoặc khu vực Trung Tây. Thường thấy là bão và lốc xoáy.
Do không có trở ngại nào đối với các khối không khí lạnh từ Canada nên hầu như khắp cả nước đều có thể hứng chịu những đợt lạnh đột ngột vào mùa đông. Cường độ lạnh và thời gian lạnh khác nhau tùy theo khu vực. Các đợt lạnh có thể kéo dài vài ngày ở miền Nam với mức nhiệt xuống dưới 00C vài độ, trong khi có thể dữ dội và kéo dài ở các vùng nội địa, vùng cao nguyên và phía Đông Bắc.
Cảnh quan ở Mỹ
Cảnh quan ở Mỹ thay đổi trên khắp đất nước rộng lớn, từ những bãi biển nhiệt đới ở Florida đến những đỉnh núi ở dãy núi Rocky, từ những vùng đất thảo nguyên nhấp nhô và sa mạc cằn cỗi ở phía Tây đến những khu vực hoang dã ở Đông Bắc và Tây Bắc. Xen kẽ khắp nơi là Ngũ Đại Hồ, Grand Canyon, Thung lũng Yosemite hùng vĩ và sông Mississippi gần như huyền thoại trong lịch sử nước Mỹ.
Động vật hoang dã cũng đa dạng như cảnh quan. Các loài động vật có vú như bò rừng từng lang thang tự do khắp vùng đồng bằng, nhưng hiện chỉ sống trong các khu bảo tồn. Gấu đen, gấu xám và gấu bắc cực là những loài ăn thịt lớn nhất. Có hơn 20.000 loài hoa và hầu hết đến từ châu Âu.
Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone. 57 công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Có hơn 400 khu vực bảo tồn động thực vật hoang dã đã được thiết lập quanh khắp quốc gia để bảo đảm sự bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật một cách dài hạn.
Giao thông tại Mỹ
Là một quốc gia phát triển, hiện đại bậc nhất thới giới, hệ thống giao thông ở Mỹ vô cùng đồ sộ và đa dạng các phương tiện. Điều đó khiến việc di chuyển của người dân trở nên thuận tiện hơn.
Hệ thống giao thông nước Mỹ phức tạp nhưng được vận hành có tổ chức, người tham gia giao thông chấp hành nghiêm các điều luật. Tình trạng chen lấn không bao giờ xảy ra ở Mỹ nhờ vào cách tổ chức giao thông chặt chẽ tại các giao lộ, cùng với những biện pháp xử phạt cứng rắn. Đặc biệt, đường xá tại đây không rác, vô cùng sạch sẽ.
Một điều thú vị nữa là, trên các cung đường Mỹ không hề có các chốt hay cảnh sát viên đứng canh giữ góc đường, cảnh sát giao thông Mỹ hay chạy trên đường cùng tham gia giao thông nhằm cảnh báo mọi người chấp hành đúng luật tham gia giao thông. Nếu ai vi phạm giao thông, cảnh sát sẽ quay đèn báo hiệu người lái dừng phương tiện, họ sẽ không bao giờ chặn trước đầu xe – hành động ấy không an toàn, dễ gây tai nạn cả hai phía.
Ở Mỹ, có nhiều phương thức để lựa chọn cho việc đi lại. Điều đó dựa vào nơi bạn ở. Nếu ở trong trường, bạn chỉ cần đi bộ. Khi phải ra ngoài, bạn có thể sử dụng một trong các phương tiện sau:
- Xe đạp: Nếu nơi bạn ở gần địa chỉ muốn đến thì xe đạp là lựa chọn tối ưu nhất. Lưu ý dù đi xe đạp bạn vẫn cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn nhé.
- Xe bus: Các thành phố tại Mỹ hầu hết đều có dịch vụ xe bus. Ở thành phố lớn, bạn có thể bắt xe bus nội thành bất kỳ nơi nào. Các chuyến xe bus thường cách nhau 5 – 30 phút tùy theo lịch do trạm đưa ra. Lưu ý, bạn cần có chính xác số tiền để thanh toán phí trước khi lên xe, vì trên xe bạn không thể đổi tiền. Để tiết kiệm bạn có thể mua vé tháng xe bus, trong tháng đó bạn có thế đi bao lần tùy thích.
- Xe điện ngầm và tàu lửa: Tàu điện hoạt động thường xuyên hơn bus và lâu hơn. Di chuyển bằng tàu điện sẽ nhanh hơn xe bus, nhưng chúng chỉ có một vài trạm dừng. Nếu không có trạm tàu điện hoặc trạm đóng cửa, bạn phải đi xe buýt hoặc xe đạp để đến trạm.
- Taxi (hay cab): Sử dụng tốn kém hơn rất nhiều so với phương tiện công cộng, thường phương tiện này chỉ được người dân sử dụng trong các chuyến đi dài hay các dịp đặc biệt. Cước phí taxi do thành phố quy định. Trong trường hợp bạn mang nhiều hành lý lên xe có thể sẽ tính thêm phí.
- Xe riêng: Ô tô riêng dù thuận tiện nhưng rất tốn kém vì ngoài khoản tiền mua xe ban đầu bạn cần phải chi thêm phí bảo dưỡng xe, sữa chưa xe, xăng xe,… và trong thành phố chỗ đậu xe cũng rất giới hạn. Vì vậy bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định có nên mua xe riêng hay không.
Nền giáo dục của Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ được điều hành chủ yếu bởi chính quyền tiểu bang nhưng có sự kiểm soát chất lượng ở cấp liên bang. Giáo dục từ cấp tiểu học đến hết trung học phổ thông (lớp 1 – lớp 12) là bắt buộc ở hầu hết các bang và được chính phủ tài trợ.
Giáo dục cấp Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học
Mầm non (Pre-K) (từ 3 – 5/6 tuổi) | Tùy chọn ở hầu hết tiểu bang, cho trẻ từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi. |
Tiểu học (Elementary/Primary School)
(từ 5/6 tuổi đến 10 tuổi) |
Kéo dài trong 5 hoặc 6 năm tùy thuộc vào hệ thống giáo dục của từng tiểu bang. Giáo dục ở cấp tiểu học là miễn phí. |
Trung học Cơ sở (Middle School/Junior High)
(từ 11 đến 13 tuổi) |
Ở 1 số tiểu bang, trường tiểu học dạy đến lớp 5; ở những nơi khác, bậc tiểu học dạy đến lớp 6. Học sinh học tiếp 3 năm cấp Trung học cơ sở. Giáo dục cấp này cũng miễn phí cho người dân có quốc tịch Mỹ. |
Trung học Phổ thông (High school)
(từ 14 đến 18 tuổi) |
Học 4 năm, lớp 9, 10, 11, 12. Ở cấp học này học sinh có thể chọn lớp học phù hợp với bản thân để chuẩn bị cho chương trình giáo dục bậc cao. |
Học sinh hoàn thành 12 lớp học với số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Học sinh Mỹ có thể học tiếp lên cao đẳng hoặc đại học. Việc học cao đẳng hoặc đại học được gọi chung là “Giáo dục Đại học”.
Học sinh quốc tế có được học Trung học công lập Mỹ không? Giáo dục công lập Mỹ bậc Tiểu học và Trung học miễn phí ưu tiên cho người có quốc tịch Mỹ. Ngoại trừ một số trường tham gia chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ của chính phủ mới nhận sinh viên quốc tế cho thời gian học 1 năm theo visa trao đổi ngắn hạn J-1. Theo chương trình này, học sinh được miễn 100% học phí và chi phí ăn ở cùng gia đình bản xứ, chỉ đóng phí hành chính khoảng 10.200 USD/năm 2024. Hiện chương trình này đã mở đơn cho kỳ tháng 9/2024. Bạn có thể đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn.
Học sinh quốc tế có nhiều lựa chọn trường trung học tư thục nội trú Mỹ với môi trường học an toàn. Chương trình được thiết kế chuẩn bị cho học sinh thành công ở bậc cao đẳng, đại học. Nhiều trường có các khóa học nâng cao AP (Advanced Placement) cho phép thi lấy tín chỉ đại học. Các lớp học tiếng Anh tăng cường ESL miễn phí giúp học sinh quốc tế trau dồi kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả. Chương trình cũng tích hợp các lớp luyện thi IELTS/TOEFL/SAT/ACT giúp học sinh chuẩn bị điều kiện cần thiết cho yêu cầu đầu vào, xin học bổng bậc đại học.
Hiện, các trường đã mở đơn với cơ hội học bổng đến 50%. INEC nhận hồ sơ trên cả nước với dịch vụ hỗ trợ học sinh toàn diện trong suốt quá trình học. Hotline tư vấn: 093 409 3223 – 093 409 9070.
Giáo dục Đại học và sau Đại học
Cao đẳng
Cấp độ học này thường bao gồm các chương trình cấp bằng chuyên ngành – Diploma, nhấn mạnh vào học tập kinh nghiệm thông qua các hoạt động như thực tập và nghiên cứu thực địa. Sinh viên tốt nghiệp chương trình Diploma có thể đi làm hoặc tiếp tục liên thông lên đại học.
Riêng tại tiểu bang Washington, học sinh học hết lớp 10, đủ 16 tuổi đã có thể bắt đầu hành trình đại học với chương trình cao đẳng kép – giúp lấy bằng THPT và Đại học đại cương trong 2 năm. Sau đó, sinh viên chuyển tiếp vào một trường đại học để hoàn tất bằng Cử nhân ở tuổi 20.
Đại học
Sinh viên thường mất khoảng 4 năm để lấy bằng Cử nhân. Tương tự như ở Việt Nam, 2 năm học đầu tiên bằng Cử nhân tương đương 2 năm học đại cương. Sinh viên thường được yêu cầu tham gia nhiều lớp với các môn học khác nhau gồm văn học, khoa học, khoa học xã hội, nghệ thuật, lịch sử… để đạt được kiến thức nền tảng trước khi tập trung vào 1 lĩnh vực nghiên cứu cụ thể từ năm 3.
Một đặc điểm rất độc đáo, linh hoạt của giáo dục đại học Mỹ là cho phép sinh viên có thể thay đổi nhiều lần chuyên ngành chính để tìm được lĩnh vực thực sự phù hợp năng lực, sở thích và niềm đam mê.
Thạc sĩ
Trình độ này thường là bắt buộc đối với các vị trí quản lý hay lĩnh vực đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu như khoa học tự nhiên, thư viện, kỹ thuật, giáo dục, tâm lý học, khoa học sức khỏe… Chương trình sau đại học thường là 1 phần của trường đại học hoặc cao đẳng.
Để xin nhập học, bạn có thể sẽ cần thi GRE (bài thi khảo thí theo tiêu chuẩn và là điều kiện xét tuyển của các trường đại học ở Hoa Kỳ). Một số chương trình thạc sĩ có thể yêu cầu các bài kiểm tra cụ thể, chẳng hạn như LSAT cho trường luật, GRE hoặc GMAT cho trường kinh doanh và MCAT cho trường y khoa.
Sinh viên thường mất từ 1-2 năm để hoàn thành bằng Thạc sĩ. Ví dụ, sinh viên muốn lấy bằng MBA sẽ mất khoảng 2 năm. Các chương trình thạc sĩ khác, chẳng hạn như báo chí, chỉ mất 1 năm.
Phần lớn chương trình Thạc sĩ yêu cầu sinh viên nghiên cứu và hoàn thành “Luận văn Thạc sĩ” dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Tiến sĩ
Nhiều trường đại học đòi hỏi sinh viên có bằng Thạc sĩ để tham gia nghiên cứu cấp độ Tiến sĩ. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường yêu cầu sinh viên chỉ cần tốt nghiệp đại học có thể vào học thẳng chương trình Tiến sĩ. Có thể mất từ 3 năm hoặc hơn để lấy bằng Tiến sĩ.
Hai năm đầu, hầu hết ứng cử viên Tiến sĩ sẽ tham gia học tập trên lớp và thuyết trình. Năm thứ 3 sẽ bước vào giai đoạn nghiên cứu và viết luận án.
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ gần như được xem như là 1 thành viên của cộng đồng khoa học. Điều này sẽ yêu cầu những người này phải viết các đề xuất xin tài trợ, viết và cộng tác các bài báo khoa học, tham dự và phát biểu tại các hội nghị… Nếu bạn còn phải làm trợ giảng ở trường thì bạn sẽ phải đi dạy, gặp gỡ sinh viên và chấm bài của họ.
TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI MỸ
Hệ thống chấm điểm của Mỹ
Hệ thống chấm điểm của Mỹ sử dụng cả điểm GPA và chữ cái, với mỗi chữ cái tương ứng với một điểm phần trăm cụ thể. Các chữ cái trong hệ thống chấm điểm của Mỹ là A, B, C, D và F, với A là điểm cao nhất và F là điểm thấp nhất hoặc điểm không đạt.
Điểm chữ cái của Mỹ cũng có thể sử dụng hệ thống cộng và trừ, do đó sẽ bao gồm A+, A, A-, B+… Không có điểm F cộng hoặc F trừ, vì bất kỳ điểm nào dưới điểm D hoặc D- đều được coi là điểm trượt ở Mỹ. Nói chung, điểm A được coi là xuất sắc, điểm B là điểm trên trung bình, điểm C được coi là trung bình và điểm D được coi là điểm dưới trung bình nhưng vẫn đạt điểm đậu.
Điểm tổng thể của bạn cho tất cả các khóa học của bạn cung cấp điểm trung bình cuối cùng của bạn.
Letter Grade | GPA | Percentage |
A+ | 4.0 | 97-100 |
A | 4.0 | 93-96 |
A- | 3.7 | 90-92 |
B+ | 3.3 | 87-89 |
B | 3.0 | 83-86 |
B- | 2.7 | 80-82 |
C+ | 2.3 | 77-79 |
C | 2.0 | 73-76 |
C- | 1.7 | 70-72 |
D+ | 1.3 | 67-69 |
D | 1.0 | 63-66 |
D- | 0.7 | 60-62 |
F | 0.0 | <60 |
Môi trường lớp học ở Mỹ
Các lớp học bao gồm từ các bài giảng lớn với vài trăm sinh viên đến các lớp học nhỏ hơn và các buổi hội thảo (lớp thảo luận) chỉ có một vài sinh viên. Không khí lớp học ở trường đại học Mỹ rất năng động. Bạn sẽ phải chia sẻ ý kiến, tranh luận quan điểm của mình, tham gia thảo luận trong lớp và thuyết trình.
Mỗi tuần các giáo sư thường giao sách giáo khoa và các bài đọc khác. Bạn sẽ phải cập nhật các bài đọc và bài tập về nhà được yêu cầu để có thể tham gia thảo luận trong lớp và hiểu bài giảng. Một số chương trình cấp bằng cũng yêu cầu sinh viên dành thời gian trong phòng thí nghiệm. Các giáo sư sẽ chấm điểm cho từng sinh viên tham gia khóa học.
Tín chỉ học thuật
Mỗi môn học được quy ra một số tín chỉ hoặc số giờ tín chỉ nhất định. Một khóa học thường có giá trị từ 3 đến 5 tín chỉ.
Chương trình toàn thời gian tại hầu hết các trường có 12 hoặc 15 giờ tín chỉ (4 hoặc 5 môn học mỗi kỳ) và bạn phải hoàn thành một số tín chỉ nhất định để tốt nghiệp.
Học tập chuyển tiếp ở Mỹ
Hầu hết các trường đại học ở Mỹ chấp nhận sinh viên chuyển tiếp từ một trường khác khi chưa hoàn thành bằng cấp. Nhìn chung hầu hết các tín chỉ tích lũy được ở trường trước đó có thể được sử dụng để hoàn thành bằng cấp tại trường đại học mới. Điều này có nghĩa là sinh viên có thể chuyển tiếp sang trường đại học khác mà vẫn tốt nghiệp trong thời gian hợp lý.
TƯ VẤN GIẢI PHÁP HỌC TẬP TẠI MỸ
Loại trường ở Mỹ bậc cao đẳng, đại học
Cao đẳng/ Đại học Công lập
Trường công lập được hỗ trợ và điều hành bởi chính quyền tiểu bang hoặc địa phương. Mỗi bang trong số 50 bang của Hoa Kỳ đều điều hành ít nhất một trường đại học bang và có thể một số trường cao đẳng bang. Nhiều trường đại học công lập trong số này mang tên của tiểu bang hoặc có từ “State” trong tên của họ: ví dụ: Washington State University và University of Michigan.
Cao đẳng/ Đại học Tư thục
Những trường này được điều hành bởi tư nhân chứ không phải do một nhánh của chính phủ điều hành. Học phí thường sẽ cao hơn trường công. Thông thường, các trường đại học và cao đẳng tư thục ở Hoa Kỳ có quy mô nhỏ hơn các trường công lập.
Các trường đại học và cao đẳng liên kết với tôn giáo đều là trường tư. Gần như tất cả các trường này đều chào đón học sinh thuộc mọi tôn giáo và tín ngưỡng.
Cao đẳng cộng đồng
Các trường CĐCĐ là các trường cấp bằng cao đẳng 2 năm cũng như các chương trình chứng chỉ. Thông thường, sẽ có hai chương trình cấp bằng chính: một để chuyển tiếp học thuật và một là chuẩn bị cho sinh viên bước vào lực lượng lao động ngay lập tức.
Sinh viên tốt nghiệp CĐCĐ thường chuyển tiếp lên các trường cao đẳng hoặc đại học 4 năm để hoàn thành bằng cấp cử nhân. Nhiều trường còn cung cấp các chương trình ESL hoặc tiếng Anh chuyên sâu để chuẩn bị cho sinh viên bước vào cấp đại học.
Viện Công nghệ
Viện công nghệ là trường cung cấp các chương trình nghiên cứu 4 năm về khoa học và công nghệ. Một số có chương trình sau đại học, trong khi một số khác có thể cung cấp các khóa học ngắn hạn.
Giáo dục đại học Mỹ cung cấp nhiều lựa chọn cho sinh viên Mỹ lẫn sinh viên quốc tế, từ ngành học, thành phố/khu vực học tập đến lộ trình học. Tùy thuộc vào năng lực học tập, nguyện vọng nghề nghiệp, đam mê, sở thích và khả năng tài chính của mỗi người mà chọn cho phù hợp. Lưu ý nền giáo dục đại học Mỹ hiện có hơn 4.500 trường, mỗi trường có thế mạnh đào tạo riêng, vị trí tọa lạc khác nhau, học phí, học bổng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn.
Nếu bạn dự định chinh phục một trường đại học uy tín của Mỹ, hãy xúc tiến kế hoạch du học Mỹ ngay! Cơ hội săn học bổng Mỹ đến 100% đang chờ bạn hướng đến kỳ nhập học tháng 9/2024. Liên hệ INEC – nhà tư vấn du học Mỹ hơn 17 năm kinh nghiệm, có thế mạnh chứng minh tài chính, định hướng ngành nghề, luyện phỏng vấn visa Mỹ 1-1 và còn hơn thế nữa để được hỗ trợ toàn diện.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Nam: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline KV miền Bắc và Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Fanpage: tuvanduhocinec
- Youtube: @duhocinec2006
- Zalo: https://zalo.me/364231430685371276
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /thongtinduhocmy