Khoảng 10 năm trước, cụm từ “chuỗi cung ứng” hiếm khi được các nhà quản lý sử dụng, thay vào đó là “logistics”, “hậu cần” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy hàng hóa. Nhưng xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập thế giới của Việt Nam khiến những thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng trở nên phổ biến hơn.
Được đánh giá là lĩnh vực mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với khả năng thăng tiến không giới hạn cho những nhân sự chất lượng cao, chuỗi cung ứng ngày càng được HSSV và người lao động ở nhiều lĩnh vực khác quan tâm. Cùng Du học INEC tìm hiểu về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng nhé!
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là gì?
Khái niệm
Một chuỗi cung ứng là một hệ thống gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến việc di chuyển vật liệu, sản phẩm và dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu ban đầu đến khách hàng cuối cùng. (Theo APICS)
3 phân khúc | 3 dòng chính |
· Upstream: Dòng nguyên liệu/thành phần từ nhà cung cấp
· Midstream (hoặc Internal process): Chuyển đổi nguyên liệu thành hàng hóa thành phẩm · Downstream: Phân phối thành phẩm cho khách hàng cuối cùng |
· Dòng sản phẩm
· Dòng thông tin · Dòng tài chính Ngày nay, dòng sản phẩm đảo ngược trở thành một phần của chuỗi cung ứng. |
Các hoạt động chính của chuỗi cung ứng
Theo SCOR (Supply Chain Operation Reference), tất cả quy trình chuỗi cung ứng có thể được chia thành 1 trong 5 hoạt động chính: kế hoạch, nguồn, thực hiện, giao hàng, trả lại.
- Kế hoạch
Các quy trình cân bằng tổng cung và cầu để phát triển một quá trình hành động
► Lập kế hoạch nhu cầu: Sử dụng dự báo và kinh nghiệm để ước tính nhu cầu cho các mặt hàng khác nhau tại các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng.
► Lập kế hoạch cung ứng: Xác định cách thực hiện tốt nhất các yêu cầu được tạo ra từ kế hoạch nhu cầu.
► Lập kế hoạch tồn kho: Xác định số lượng và thời gian tồn kho tối ưu cho mục đích gắn kết nó với doanh số và năng lực sản xuất
► Tất cả đều là một phần của Kế hoạch Bán hàng & Hoạt động (S & OP)
- Nguồn
► Tìm nguồn cung ứng là một phần của thu mua, là tìm nơi có thể mua được hàng hóa và dịch vụ.
► Mua sắm = Tìm nguồn cung ứng + Mua hàng
- Thực hiện
Các quy trình chuyển đổi hàng hóa sang trạng thái hoàn thành để đáp ứng kế hoạch hoặc thực tế.
► Tất cả các hoạt động của quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang sản phẩm cuối cùng, cũng như các dòng nguyên liệu và thông tin của quá trình sản xuất.
► Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm soát cho từng quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng.
► Liên tục cải tiến quy trình và sự ưa thích của khách hàng.
- Giao hàng
Các quy trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ thành phẩm để đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế, thường bao gồm quản lý đơn hàng, quản lý vận chuyển và quản lý phân phối.
► Giao sản phẩm đúng số lượng, đúng nơi và đúng thời điểm mà khách hàng cần
► Quản lý và hỗ trợ yêu cầu của khách hàng
► Quản lý phương thức vận chuyển và giao hàng
► Chọn và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần
- Trả lại
Các quy trình liên quan đến việc trả lại hoặc nhận sản phẩm trả lại vì bất kỳ lý do nào.
Tập trung nhiều hơn vào việc trả lại hàng hóa đã bán:
► Vận chuyển sản phẩm trả lại.
► Kiểm tra chất lượng sản phẩm trả lại để xác định lỗi hoặc lỗ hổng.
► Cung cấp tài liệu về bất kỳ vấn đề nào với các vật phẩm bị trả lại.
► Tháo rời, sửa chữa, tái chế hoặc bổ sung thêm vật phẩm bị trả lại.
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các quy trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến việc sắp xếp hợp lý chủ động các hoạt động bên cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Quản lý chuỗi cung ứng phối hợp các dòng (sản phẩm, thông tin, tài chính) để gắn kết các bên liên quan (từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến khách hàng) và thực hiện các hoạt động (thu mua, sản xuất, hậu cần, lên kế hoạch và bán hàng). Quản lý chuỗi cung ứng sử dụng các phương pháp tinh gọn và cách tiếp cận hệ thống để sản xuất và phân phối:
- đúng sản phẩm/dịch vụ
- đúng chất lượng
- đúng số lượng
- đúng nơi/địa điểm
- đúng thời điểm
- đúng khách hàng
- đúng giá
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng: Lợi thế cạnh tranh
► Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng cuối cùng, chú trọng:
– Chất lượng cao của sản phẩm
– Có sẵn và giảm thời gian giao hàng
– Dịch vụ hậu mãi tốt: đổi hàng/trả hàng, sửa chữa và bảo trì, bảo đảm
► Giảm thiểu tổng chi phí sở hữu sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
Cấp độ quyết định trong quản lý chuỗi cung ứng
Con đường sự nghiệp trong chuỗi cung ứng
Lĩnh vực chuỗi cung ứng không chỉ có nhu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng mà còn có phạm vi công việc rộng lớn. Tùy vào năng lực và những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí trong những khâu như sau:
- Tìm nguồn cung ứng và thu mua: người mua hàng, quản lý thu mua, giám sát mua hàng, trưởng phòng tìm nguồn cung ứng toàn cầu…
- Lập kế hoạch: chuyên viên kế hoạch vật liệu/nhu cầu/cung ứng, quản lý nhu cầu, trưởng phòng nhu cầu và lập kế hoạch…
- Logistics: điều hành kho/logistics/hàng tồn kho, giám sát vận tải, chuyên viên phân tích hậu cần, nhà thiết kế tuyến vận chuyển, trưởng phòng hậu cần…
- Sản xuất: người lập kế hoạch yêu cầu vật liệu, trợ lý sản xuất, chuyên viên cải tiến sản xuất, chuyên viên chất lượng sản phẩm, quản lý vật liệu, trưởng nhóm sản xuất, chuyên viên tinh gọn, trưởng phòng chất lượng, quản lý xưởng/nhà máy…
- Chuỗi cung ứng: phân tích/điều hành/điều phối viên chuỗi cung ứng, giám đốc phát triển chuỗi cung ứng, chuyên viên tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giám đốc chuỗi cung ứng…
Singapore và Hà Lan là 2 quốc gia cung cấp các chương trình đào tạo hàng đầu lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng với môi trường ứng dụng cao kiến thức và kỹ năng học tập vào thực tiễn ngành nghề. Không chỉ là nơi đặt văn phòng và thu hút nhiều công ty về logistics và chuỗi cung ứng, 2 nước này còn sở hữu cảng quốc tế Singapore và Rotterdam với các hoạt động trung chuyển hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới, đem đến nhiều cơ hội làm việc trong ngành.
Bạn có thể lựa chọn chương trình cử nhân/thạc sĩ về logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Curtin khi du học Singapore. Với những sinh viên chọn du học Hà Lan, có nhiều ngôi trường uy tín giảng dạy lĩnh vực này như Đại học KHUD HAN, Đại học KHUD Fontys, Đại học KHUD NHL Stenden, Đại học Tilburg, Trường Kinh doanh Rotterdam…
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn