Từ lâu vương quốc Anh được toàn thế giới biết đến không chỉ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hùng mạnh mà còn có nền giáo dục ưu tú vượt bậc. “Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì” chính là ưu thế của xứ sở sương mù. Học sinh sẽ được chú trọng phát triển khả năng làm việc độc lập và tự do sáng tạo, thể hiện khả năng của mình. Hơn hết, phương pháp học tập ở vương quốc Anh không chỉ là quá trình thu nhập thông tin một chiều mà luôn được khuyến khích đọc, suy nghĩ, tự đào sâu nghiên cứu và chủ động đặt vấn đề.
Sơ lược về hệ thống giáo dục Anh Quốc
Giáo dục tại Anh được xem là trách nhiệm của Bộ trường Giáo dục, song quản lý thường ngày và tài trợ cho các trường lại là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Giáo dục công miễn phí được tiến hành dần dần từ những năm 1870 – 1944 và giáo dục là bắt buộc đối với những ai trong độ tuổi từ 5 – 16. Năm 2011, TIMSS xếp hạng học sinh từ 13 – 14 tuổi tại Anh và xứ Wales đứng thứ 10 thế giới về Toán và thứ 9 về Khoa học. Vương quốc Anh có 9 trường đại học nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu theo xếp hạng của Times Higher Education, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Các trường đại học nổi tiếng nước Anh bao gồm Đại học Oxford, Cambridge – là hai ngôi trường lâu đời nước Anh với lịch sử hơn 8 thế kỷ. The King’s School, Canterbury và The King’s School, Rochester là các trường lâu đời nhất tại các quốc gia nói tiếng Anh. Tham khảo thông tin Du học Anh Quốc.
Cơ sở đào tạo | Chương trình học | Điều kiện nhập học |
Hơn 180 trường đại học
Hơn 500 trường cao đẳng Hơn 600 trường phổ thông nội trú |
Trung học: cấp 2, 3
A Level: Học từ 1-2 năm, HS từ 16 tuổi trở lên Dự bị đại học: HS hết lớp 11 Cao đẳng: 1-2 năm và có thể chuyển tiếp lên ĐH Đại học: 3-4 năm (tùy ngành) Sau ĐH: 1-2 năm (tùy ngành, tùy chương trình) |
GPA >6.5
IELTS 5.5 – 7.0 (đối với chương trình ĐH và sau ĐH) Tùy chương trình theo học mà HS phải học trước một khóa dự bị 1 năm |
Một trong những nền giáo dục lâu đời và thành công nhất thế giới
Giáo dục Anh Quốc có lịch sử phát triển từ thời Trung cổ, các trường học được tổ chức sớm nhất thường kết nối với các nhà thờ, chủ yếu theo 2 hình thức: trường ngữ pháp dạy tiếng Latin và trường dạy hát để đào tạo ca sĩ cho các ca đoàn của nhà thờ. Với mục đích hỗ trợ đào tạo thêm cho các giáo sĩ Công giáo, Đại học Oxford và Đại học Cambridge được thành lập, trở thành 2 trường đại học đầu tiên của đất nước. Trong đó, Đại học Oxford (thành lập năm 1096) trở thành trường đại học lâu đời nhất trong các nước nói tiếng Anh và là trường đại học lâu đời thứ 2 trên thế giới hoạt động liên tục sau Đại học Bologna của Ý (thành lập năm 1088).
Với lịch sử phát triển trải dài qua nhiều thế kỷ, giáo dục vương quốc Anh được đánh giá là thành công nhất trên thế giới, có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giáo dục toàn cầu. Một số quốc gia đã phát triển hệ thống giáo dục của mình dựa trên mô hình giáo dục của Anh. Người Anh đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều phát minh nổi tiếng, làm thay đổi cả lịch sử thế giới như điện thoại, thuyết tiến hóa, đầu máy hơi nước, tivi, World Wide Web, máy tính… Rất nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, chính trị gia, nhà kinh tế, khoa học, xã hội và nghệ thuật nổi tiếng như nhà vật lý Albert Einstein, Stephen Hawking, nhà kinh tế học Adam Smith, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott… đã từng theo học tại quốc gia này.
Trong khảo sát mức độ đầu tư cho giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Anh Quốc đã dành khoảng 6,6% GDP mỗi năm để đầu tư cho giáo dục từ tiểu học đến sau đại học. Sự coi trọng chất lượng giáo dục được thể hiện qua những kết quả xuất sắc:
- 2 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới là của Anh (theo Times Higher Education 2019)
- Đứng hàng đầu về sự hợp tác giữa trường học và ngành (theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới)
- Đứng hàng đầu thế giới về hoạt động nghiên cứu (theo so sánh quốc tế về nghiên cứu tại Anh, Bộ Kinh doanh, Sáng tạo và Kỹ năng)
- 93% sinh viên cao học đánh giá rất tích cực về chất lượng giảng dạy (theo HE Academy Postgraduate Taught Experience)
- Sở hữu 131 giải Nobel, chỉ xếp sau Mỹ về số lượng giải (theo Nobel Media AB)
Đề cao quyền tự chủ và tinh thần tự học
Bề dày lịch sử không phải là yếu tố duy nhất giúp nước Anh có nền giáo dục thành công như hiện nay. Trên thực tế, phương pháp đào tạo mới là yếu tố mang tính quyết định đến danh tiếng giáo dục quốc gia này. Hệ thống giáo dục Anh được đánh giá là đa dạng, đề cao quyền tự chủ của các trường. Hàng năm, OECD đưa ra bảng so sánh quốc tế, đánh giá về giáo dục tại các nước công nghiệp phát triển, trong đó nêu ra những nét chính về khuynh hướng giáo dục ở những nước này. Các số liệu được xem xét dựa trên nét đặc trưng ở các hệ thống giáo dục ở England, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Điều này cho thấy OECD đã đánh giá rất cao các giá trị và nguyên tắc giáo dục của Anh Quốc.
Vai trò Bộ Giáo dục Anh thể hiện qua việc đưa ra các chính sách giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, quyền lợi của người học gồm cơ hội học tập, được cung cấp đủ thông tin học thuật liên quan, đảm bảo cơ sở vật chất tại các trường học… Còn với quyền tự chủ, các trường tại Anh được đề cao tối đa, có quyền tự quyết cao về công tác quản lý chất lượng, tiêu chí tuyển sinh, điều chỉnh nội dung giảng dạy.
Đặc điểm nổi bật của hoạt động giáo dục tại Anh là tạo môi trường học tập thân thiện, không tạo sức ép thành tích cá nhân, luôn chú trọng phát triển kỹ năng, tư duy, phân tích, nghiên cứu, tổng hợp và khả năng làm toán đối với HSSV. Đặc biệt, giáo dục nước Anh đề cao tinh thần tự học, giảng viên sẽ là những người khơi gợi cho HSSV cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Tranh luận, trình bày quan điểm cá nhân, phản biện là những hoạt động luôn được khuyến khích diễn ra trong các trường học. Phong cách giảng dạy khuyến khích tạo ra những phẩm chất, kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm: sáng tạo, đổi mới, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.
Nền giáo dục linh hoạt, phù hợp với mọi HSSV
Nhiều người nghĩ rằng, lịch sử phát triển lâu dài sẽ khiến cho nền giáo dục nước Anh trở nên quá nguyên tắc, nhưng thực chất các chương trình học ở nơi đây lại rất linh hoạt để phù hợp với từng HSSV. Sự linh hoạt này được thể hiện qua:
Chọn lựa khóa học
Bạn có thể chọn chương trình phổ thông tại Anh (được gọi là GCSE) dành cho học sinh từ 14 – 16 tuổi. Nếu muốn du học Anh sau khi hoàn tất lớp 10, bạn có thể lựa chọn khóa A Level hoặc IB (tú tài quốc tế) rồi nộp đơn vào đại học Anh sau khi kết thúc chương trình. Hay sau khi hoàn tất lớp 11, bạn có thể tham gia khóa dự bị đại học (Foundation) để chuyển tiếp lên năm 1 đại học.
Ngoài độ tuổi, năng lực học tập, năng lực tài chính, việc chọn lựa khóa học còn phụ thuộc vào lựa chọn ngành hoặc trường đại học sau này của bạn. Chẳng hạn, A Level là chứng chỉ bắt buộc nếu bạn muốn theo học các ngành về luật, kiến trúc, y khoa… tại Anh, đồng thời còn là yêu cầu đầu vào của phần lớn đại học có thứ hạng cao như Oxford, Cambridge, LSE…
Chọn lựa ngành học
Theo thống kê HSSV quốc tế 2019 trên trang studying-in-uk.org, kinh doanh và nghiên cứu quản lý, kỹ thuật và công nghệ, nghiên cứu xã hội, sáng tạo nghệ thuật và thiết kế, khoa học sinh học là 5 nhóm ngành được sinh viên quốc tế chọn lựa nhiều nhất khi du học ở Anh. Trong số đó, các ngành học về kinh doanh và quản lý được khoảng 127.000 sinh viên chọn học – nhiều hơn bất kỳ ngành học nào khác. Khoa học máy tính là ngành học đang thu hút sinh viên quốc tế ở các trường đại học Anh.
Với thế mạnh đào tạo ở rất nhiều lĩnh vực, các ngành học tại Anh khác bạn có thể lựa chọn như luật, y khoa, ngôn ngữ, kiến trúc và xây dựng, giáo dục, truyền thông…
Thời gian đào tạo
Các khóa đại học tại Anh thường có thời gian đào tạo ngắn hơn so với các quốc gia khác. Khóa cử nhân toàn thời gian thường kéo dài 3 năm và khóa thạc sĩ toàn thời gian kéo dài 1 năm. Nhờ rút ngắn thời gian học, sinh viên có thể tiết kiệm cả học phí lẫn sinh hoạt phí, ra trường sớm hơn và bắt đầu sự nghiệp sớm hơn.
Thông tin cụ thể về các loại bằng cấp và chứng chỉ cơ bản nhất tại Anh Quốc
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông GCSE
GCSE là viết tắt của General Certificate of Secondary Education dành cho học sinh lứa tuổi 16, gồm 10 môn và đó được xem là 2 năm cuối của bậc phổ thông và thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp trung học. Thang điểm để đánh giá kết quả thi là từ A*-G. Tương tự như tấm bằng GCSE còn có chứng chỉ tốt nghiệp trung học quốc tế, gọi tắt là IGCSE (viết tắt của International GCSE). Thang điểm để đánh giá cũng tương tự như GCSE và chứng chỉ này chỉ được quốc tế công nhận và được xem là một yêu cầu để học viên vào học tại các trường đại học nước Anh. Hoàn thành khóa học này học viên có thể tiến triển vào đại học thông qua khóa A Level.
Chứng chỉ A Level
Học sinh sau khi kết thúc khóa GCSE với số điểm từ A*-C từ 5 môn học trở lên có thể học tiếp các khóa sau phổ thông kéo dài 2 năm, gọi là A Level. Đây là chương trình được nhiều học sinh Anh cũng như học viên quốc tế lựa chọn. Trong mỗi khóa học học viên sẽ chọn học từ 4 – 6 môn khác nhau và mỗi môn được chia thành 2 phần riêng biệt là AS và A2.
- Ở chương trình AS, học viên sẽ chọn từ 4 – 6 môn, mỗi môn bao gồm 3 học phần và thi vào cuối năm học
- Ở chương trình A2, học viên chọn 3 môn trong số các môn bậc AS để tiếp tục học, mỗi môn bao gồm 3 học phần và thi vào cuối năm thứ 2
Thang điểm để đánh giá là từ A – E. Điểm trượt là U. Kết quả của chương trình A Level hoàn chỉnh sẽ cộng từ kết quả AS với A2. Khóa học này được xem là bước đệm vững chắc để học sinh quốc tế bước vào các trường đại học nước Anh.
Tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate)
Được xem như tương đương với khóa A Level và được nhiều nước trên thế giới đưa vào giảng dạy và được công nhận toàn cầu. IB được các trường tại Anh và hơn 60 quốc gia khác công nhận làm điều kiện nhập học ở bậc đại học. Học sinh sẽ học 6 môn bắt buộc trong đó có 3 môn ở mức độ tiêu chuẩn và 3 môn chuyên sâu. Vào cuối khóa, học viên phải tham gia kỳ thi quốc tế và viết một bài luận về môn học mà mình thích nhất trong số những môn đã học. Việc đánh giá học sinh được tiến hành thường xuyên thông qua các bài tập trong suốt 2 năm học cho tới kỳ thi tốt nghiệp do hội đồng về chương trình tú tài quốc tế (IBO – International Baccalaureate Organisation) tổ chức.
Khóa dự bị đại học (International Foundation)
Được xem là một con đường khác để bước vào các trường đại học nước Anh (ngoài A Level), dự bị đại học dành cho những ai hoàn tất lớp 11 tại Việt Nam và có mong muốn du học Anh Quốc bậc Cử nhân. Học sinh có thể tham gia các khóa học tại trường cao đẳng, đại học. Khóa học kéo dài 1 năn và giúp cho học viên đạt được yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học, bồi dưỡng thêm tiếng Anh và phát triển kỹ năng mềm. Khóa học được thiết kế theo từng chuyên ngành cụ thể và được các trường đại học công nhận.
Dự bị Thạc sỹ
Một trong những ưu điểm lớn nhất của hệ thống giáo dục Anh Quốc là thời gian các khóa học ngắn, trong đó có Thạc sỹ. So với các quốc gia hùng cường về giáo dục khác như Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… thì khóa Thạc sỹ tại xứ sương mù chỉ kéo dài 1 năm. Và cũng như khóa Cử nhân thì không phải ai cũng có thể đạt yêu cầu tuyển sinh trực tiếp của trường và phải trải qua khóa dự bị Thạc sỹ. Các khóa học này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và bao gồm các môn học nền tảng có liên quan đến lĩnh vực chọn học, rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu, kỹ năng tin học, phân tích số liệu, tìm và trích dẫn tài liệu tham khảo và viết luận.
Liên hệ Du học INEC để được tư vấn chọn ngành, chọn trường, chọn khóa học phù hợp với sở thích, năng lực học tập, ngân sách du học Anh của bạn:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn