Du học Hà Lan
Chính sách Du học Hà Lan mới nhất
Khoảng một phần ba các khóa học đại học hiện đang được giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ bổ sung tùy chọn tiếng Hà Lan từ năm 2025.
Theo UNL, cơ quan quản lý các trường đại học Hà Lan, 35 chương trình cử nhân sẽ được thực hiện song ngữ, trong khi 4 chương trình sẽ chuyển hoàn toàn sang tiếng Hà Lan.
Các trường đại học cũng cho biết họ muốn giới hạn số lượng sinh viên ở 27 môn học, nhưng đang chờ luật liên quan được thông qua. Số lượng sinh viên cố định chỉ có thể được thay đổi khi có sự cho phép của Bộ trưởng.
Nhìn chung, các trường đại học Hà Lan vẫn tuyển sinh quốc tế bình thường. Việc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế ở một số ngành chỉ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng cuộc sống và các vấn đề an sinh khác.
Sinh viên quốc tế tại Hà Lan được phép làm việc tối đa 16 giờ trong kỳ học hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin phép ở lại 1 năm để tìm kiếm việc làm.
Dự toán chi phí Du học Hà Lan
Du học Hà Lan nên chọn trường nào
Học bổng & Hỗ trợ tài chính
Nhanh tay săn ngay những học học bổng du học hấp dẫn!
Đừng bỏ lỡ bước đầu quan trọng để thực hiện giấc mơ du học của bạn!
*Áp dụng tùy vào từng điều kiện và chương trình theo từng thời điểm.
Học bổng Đại học KHUD HAN: 2.500 - 12.500 EUR
Học bổng Đại học KHUD NHL Stenden: 2.000 - 9.000 EUR
Học bổng Đại học KHUD Breda: 3.000 - 7.500 EUR
Học bổng Đại học KHUD The Hague: 5.000 EUR
Học bổng Đại học KHUD Saxion: 2.500 - 12.500 EUR
Học bổng Đại học KHUD Wittenborg: 5.000 EUR
Học bổng Đại học Erasmus Rotterdam: 5.000 - 22.000 EUR
Học bổng Đại học Maastricht: 29.000 EUR
Học bổng Đại học Radboud: 7.500 - 27.000 EUR
Học bổng Đại học Tilburg: 5.000 - 8.000 EUR
Học bổng Đại học Twente: 3.000 - 22.000 EUR
Miễn phí ghi danh
Tặng phí dịch thuật hồ sơ
Tặng vali đôi du học
Tặng khóa học kỹ năng mềm
Miễn phí tư vấn hồ sơ
Tặng phí khám sức khỏe
Yêu cầu đầu vào
Cử nhân
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Tốt nghiệp THPT hoặc
– Hoàn tất năm 1 đại học tại Việt Nam hoặc
– Hoàn tất chương trình dự bị tại Hà Lan
– IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương
Thạc sĩ
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Có bằng cử nhân chuyên ngành liên quan hoặc
– Hoàn tất chương trình dự bị tại Hà Lan
– Kinh nghiệm làm việc (tùy ngành, tùy trường)
– GMAT / GRE (tùy ngành, tùy trường)
– IELTS 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương
Các ngành đào tạo thế mạnh
Visa Du học Hà Lan
Với các khóa học kéo dài hơn 90 ngày, sinh viên Việt Nam cần nộp đơn xin visa du học Hà Lan (MVV) trước khi đến nước này. Sau đó, bạn cần đổi MVV của mình để lấy giấy phép cư trú tiêu chuẩn khi đến Hà Lan.
Với giấy phép cư trú sinh viên, bạn được phép ở Hà Lan trong suốt thời gian tham gia khóa học; được phép làm việc tối đa 16 giờ/tuần trong kỳ học hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Thời gian xét duyệt visa du học Hà Lan trung bình từ 6 – 8 tuần. Thời gian xử lý này có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Thủ tục xin visa du học Hà Lan được đánh giá là không phức tạp. Tuy nhiên không tránh khỏi việc bị từ chối cấp visa do hồ sơ không hoàn chỉnh hoặc một số lý do khác. Bạn vẫn có thể nộp lại đơn xin visa du học Hà Lan nhưng việc này sẽ gây mất thời gian và khiến bạn lo lắng. Do đó, bạn cần nộp đơn sớm và tìm hiểu kỹ thông tin chính xác để được cấp visa kịp kỳ nhập học.
Khách hàng nói gì về Du học Hà Lan
Tin tức Du học Hà Lan
Ưu điểm khi chọn du học Hà Lan
Nền giáo dục top 10 thế giới
- Hà Lan sở hữu một trong những hệ thống giáo dục đại học lâu đời nhất (từ thế kỷ 16) và được kính trọng nhất trên thế giới.
- Hệ thống giáo dục đại học thuộc top 10 thế giới (theo Universitas 21 Ranking 2020).
- 7 trường đại học nghiên cứu của Hà Lan thuộc top 100 đại học tốt nhất thế giới (theo THE Ranking 2023). 41 trường đại học khoa học ứng dụng cũng được giới học thuật quốc tế đánh giá cao về chất lượng giảng dạy và sinh viên tốt nghiệp.
- Thế mạnh đào tạo về: kỹ thuật (cơ khí, dân dụng, điện…), truyền thông, khoa học xã hội (chính trị, quan hệ quốc tế, xã hội học, tâm lý…), nông nghiệp, logistics, chuỗi cung ứng, kinh doanh, khoa học đời sống, máy tính, robotics…
Khóa học đa dạng, chi phí hợp lý
- Hơn 2.100 khóa học đa ngành ở bậc cử nhân và sau đại học bằng tiếng Anh, nhiều nhất trong số các quốc gia có tiếng mẹ đẻ khác tiếng Anh. Lĩnh vực đào tạo đa dạng.
- Chương trình đào tạo được thế giới đánh giá cao về chất lượng, chi phí phải chăng (trung bình học phí và sinh hoạt phí một năm học cử nhân khoảng 450 triệu đồng).
- Học bổng Holland, Orange Tulip, học bổng cho sinh viên xuất sắc của các trường đại học trị giá từ 3.000 EUR, giúp giảm chi phí du học. Sinh viên thạc sĩ có cơ hội nhận học bổng đến 100%.
- Chứng minh tài chính đơn giản. Thủ tục hồ sơ không phức tạp.
Cơ hội việc làm rộng mở
- Sinh viên tiếp cận nhiều cơ hội thực tập và việc làm nhờ: mối quan hệ đối tác giữa các trường đại học Hà Lan và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp, kết nối và giới thiệu việc làm từ giảng viên…
- Sinh viên quốc tế được làm thêm 16 giờ/tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong kỳ nghỉ, được ở lại Hà Lan 1 năm sau khi tốt nghiệp. Hà Lan có nhu cầu nhân lực cao ở một số lĩnh vực.
- Hà Lan trong top 3 các quốc gia sử dụng tiếng Anh thành thạo nhất thế giới. Nhiều doanh nghiệp Hà Lan và quốc tế chọn tiếng Anh là ngôn ngữ hoạt động. Vì vậy, không khó để bạn giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại Hà Lan.
- Hà Lan là nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty đa quốc gia và quốc tế như: Unilever, Philips, Heineken, Royal Dutch Shell, ING, ASML, AKZO…
Trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời
- Hà Lan luôn thuộc top các quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc. Xã hội hiện đại, an toàn, không ngừng sáng tạo và đổi mới.
- Cởi mở, thân thiện và khoan dung là đặc trưng văn hóa Hà Lan nên đất nước này luôn chào đón công dân quốc tế.
- Công dân từ hơn 160 quốc gia đến học tập, làm việc và sinh sống tại Hà Lan, tạo nên bối cảnh đa văn hóa thú vị.
- Với vị trí cửa ngõ Tây Âu với kết nối giao thông thuận tiện đến các quốc gia châu Âu lân cận, Hà Lan là điểm xuất phát dễ dàng để bạn khám phá khắp châu lục.
==> Xem thêm chi tiết về vấn đề du học hà Lan có tốt không?
Hệ thống giáo dục Hà Lan
Hệ thống giáo dục Hà Lan bao gồm:
- Giáo dục tiểu học: kéo dài trong 8 năm (lớp 1 đến lớp 8) tại các trường tiểu học hoặc trường chuyên biệt. Vào cuối năm lớp 8, học sinh có thể lựa chọn lên trung học theo các hướng khác nhau.
- Giáo dục trung học: gồm Giáo dục phổ thông (VMBO-T, HAVO hoặc VWO) và Giáo dục trung cấp nghề (VMBO-bb/kb/gl) cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi.
- Giáo dục đại học: gồm Giáo dục định hướng nghiên cứu (WO) và Giáo dục định hướng chuyên nghiệp (HBO).
Giáo dục bắt buộc từ 5 đến 16 tuổi với ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Hà Lan. Tuy nhiên, tiếng Anh đang ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các cấp học. Năm học bắt đầu từ tháng 8 kéo dài đến tháng 7 năm sau (có thể thay đổi theo từng vùng).
Hệ thống 10 điểm được dùng để đánh giá ở bậc giáo dục trung học, với điểm tối thiểu để qua môn là 6. Các trường đại học Hà Lan áp dụng Hệ thống Chuyển đổi và Tích lũy Tín chỉ châu Âu (ECTS) với 1 tín chỉ = 28 giờ học; 60 tín chỉ = 1 năm học; 1 năm học = 42 tuần.
Nên chọn đại học nghiên cứu hay đại học ứng dụng?
Đại học nghiên cứu: Giáo dục để thực hiện công tác nghiên cứu trong môi trường học thuật hoặc chuyên nghiệp. Thời gian học cử nhân kéo dài 3 năm. Đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Phong cách học tập: Chủ yếu cá nhân tự nghiên cứu, đọc nhiều tài liệu, trả lời câu hỏi “tại sao” cho các vấn đề.
Đại học khoa học ứng dụng: Giáo dục để làm nghề trong một lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, kỹ thuật, nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin… Thời gian học cử nhân kéo dài 4 năm, gồm 1 năm thực tập, chương trình đào tạo kết hợp đan xen giữa lý thuyết và thực hành, làm dự án. Đào tạo cử nhân và thạc sĩ. Phong cách học tập: Học dựa trên các dự án nhóm và cá nhân, liên hệ nhiều với thực tế, trả lời câu hỏi “làm thế nào” cho các vấn đề.
Viện giáo dục quốc tế: Cung cấp các khóa học sau đại học được thiết kế cho sinh viên quốc tế ở nhiều lĩnh vực, giảng dạy bằng tiếng Anh.
>> Xem thêm: Nên chọn đại học ứng dụng hay nghiên cứu?
Bậc học và chương trình học dành cho sinh viên quốc tế
Bạn có thể lựa chọn các khóa học cấp bằng, chuyển tiếp, ngắn hạn hoặc dự bị tại Hà Lan.
Dự bị đại học (foundation)
Dành cho các bạn chưa đủ điểm tiếng Anh theo yêu cầu đầu vào trực tiếp (chỉ đạt IELTS 5.0 – 5.5). Khóa học kéo dài 6 tháng hoặc 1 năm tùy vào trình độ tiếng Anh của bạn. Khóa học cũng bổ trợ những kiến thức quan trọng để bạn theo đuổi chuyên ngành trong chương trình cấp bằng chính khóa, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thích nghi với phong cách học tập tại Hà Lan. Bạn được học tập và sử dụng các tiện ích ngay tại khu học xá của trường đại học. Tham gia khóa học dự bị còn là cơ hội để bạn làm quen với môi trường mới, tránh những rào cản về khác biệt văn hóa và học thuật có thể gây khó khăn cho quá trình học tiếp theo của bạn.
Ngắn hạn
Chương trình học ngắn hạn 1 tuần – 3 tháng gồm khóa học chuyên đề, chứng chỉ hoặc học hè. Bạn cũng cần đáp ứng yêu cầu về nền tảng học thuật và tiếng Anh để đăng ký.
Chuyển tiếp (top-up)
Dành cho các bạn đã hoàn tất một phần chương trình cử nhân tại Việt Nam, đủ điều kiện để tiếp tục theo học chương trình cử nhân tương ứng tại đại học Hà Lan. Thời gian học được rút ngắn.
Cử nhân
Dành cho các bạn đã tốt nghiệp THPT, có trình độ tiếng Anh phù hợp. Thời gian học 3 – 4 năm, gồm 1 năm thực tập hoặc không tùy vào trường đại học ứng dụng hoặc nghiên cứu.
Thạc sĩ
Dành cho các bạn đã có bằng cử nhân, trình độ tiếng Anh phù hợp. Thời gian học 1 – 2 năm, yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc không tùy chương trình.
Tiến sĩ
Các trường đại học Hà Lan có yêu cầu và thời hạn đăng ký riêng cho các chương trình tiến sĩ.
Du học Hà Lan có được làm thêm không?
Sinh viên quốc tế được phép làm thêm trong thời gian học tập tại Hà Lan. Nhiều cơ hội việc làm toàn thời gian cũng chờ đón sinh viên tốt nghiệp.
Thực tập như một phần của chương trình học
Công dân không thuộc EU/EEA đã đăng ký là sinh viên tại một trường đại học Hà Lan được tự do thực tập có liên quan trong quá trình học. Mặc dù không bắt buộc phải có giấy phép lao động, nhưng nhà cung cấp dịch vụ thực tập của bạn phải có khả năng xuất trình thỏa thuận thực tập cho Thanh tra Lao động khi được yêu cầu. Thỏa thuận thực tập này phải được ký bởi chính bạn, nhà cung cấp thực tập của bạn và điều phối viên thực tập tại trường đại học.
Tìm công việc ngoài chương trình học
Sinh viên ngoài EU/EEA được phép làm thêm tối đa 16 giờ/tuần hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ (thường là tháng 6, 7, 8). Trong cả hai trường hợp đều cần có giấy phép lao động và đóng thuế.
Công việc tình nguyện
Sinh viên quốc tế ngoài EU/EEA và các nhà nghiên cứu khoa học muốn làm công việc tình nguyện ở Hà Lan không cần đến giấy phép lao động (TWV). Thay vào đó là Vrijwilligersverklaring – được gọi là Tuyên bố tình nguyện.
Làm sao để có giấy phép lao động?
Chỉ người sử dụng lao động của bạn mới có thể nộp đơn xin giấy phép lao động trước khi thuê bạn. Giấy phép lao động phải được đăng ký tại UWV Werkbedrijf và thủ tục sẽ mất khoảng 5 tuần. Nhìn chung thủ tục khá đơn giản, vì không cần thiết phải chứng minh rằng vị trí công việc không thể được đảm nhận bởi công dân Hà Lan hoặc EU/EEA.
Lưu ý rằng bạn không được bắt đầu làm việc trước khi được cấp giấy phép lao động. Làm việc trước khi được cấp phép sẽ khiến chủ lao động của bạn bị phạt và bạn bị mất giấy phép cư trú.
Việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
Hà Lan có chính sách 1 năm định hướng dành cho sinh viên ngoài EU/EEA tốt nghiệp từ một trường đại học Hà Lan. Trong năm định hướng, bạn có thể làm việc tự do hoặc thực tập ở Hà Lan trong khi chủ lao động của bạn không phải xin giấy phép lao động để thuê bạn.
Một số học bổng du học Hà Lan phổ biến
Chính phủ, các trường đại học Hà Lan và một số tổ chức khác cung cấp nhiều chương trình học bổng đa dạng giá trị cho sinh viên quốc tế. Điều kiện cơ bản để ứng tuyển: quốc tịch ngoài EU / EEA, thành tích học tập và trình độ tiếng Anh tốt. Một số học bổng tiêu biểu:
Holland Scholarship
Trị giá 5.000 euro cấp cho sinh viên năm 1, áp dụng với một số chương trình cử nhân, thạc sĩ tùy trường. Hạn nộp hồ sơ: 01/05 cho kỳ nhập học tháng 9.
Orange Tulip Scholarship
Trị giá từ 3.000 euro cấp cho sinh viên năm 1, áp dụng với một số chương trình cử nhân, thạc sĩ tùy trường. Hạn nộp hồ sơ: 01/02, 01/03, 01/04 tùy trường cho kỳ nhập học tháng 9.
*Hiện tạm dừng
Orange Knowledge Scholarship
Trị giá: học phí, ăn ở, đi lại trong thời gian học tại Hà Lan. Dành cho một số khóa học ngắn hạn (dưới 1 năm) và thạc sĩ (1 – 2 năm).
*Hiện tạm dừng
Học bổng các trường đại học
500 euro – 100% học phí. Cấp cho sinh viên năm 1 hoặc năm 2 trở đi. Hạn đăng ký học bổng năm 1 tùy trường, thường kết thúc nhận đơn trước 1 tháng so với thời hạn tuyển sinh. Hạn đăng ký học bổng năm 2 trở đi thường vào khoảng tháng 7.
>> Xem thêm: Tổng hợp học bổng du học Hà Lan