Những điểm đặc biệt cần lưu ý khi làm thêm và tìm việc khi du học Pháp

Pháp đứng thứ tư trong số các quốc gia không nói tiếng Anh thu hút nhiều du học sinh nhất thế giới. Có gần 350.000 du học sinh tại Pháp, trong đó có khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam. Sinh viên nước ngoài được hưởng nhiều lợi ích khi du học tại quốc gia này. Bạn được chính phủ hỗ trợ 30 – 50% tiền thuê nhà, cũng như được phép làm việc cả trong khi học lẫn sau khi tốt nghiệp.

Làm thêm trong khi học tại Pháp

Ở Pháp, với thị thực dài hạn sinh viên, bạn có thể làm việc 20 giờ mỗi tuần. Bạn hoàn toàn có thể làm thêm vào mùa hè, hoặc thậm chí là cả trong năm, ngoài giờ học trong tuần và các ngày cuối tuần, các ngày lễ. Ở Pháp có quy định về mức lương tối thiểu, tương đương với 9,61 Euro trước thuế (tức là trước khi khấu trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc, khoảng 20%) trên một giờ làm việc.

Bạn có thể xin việc ở đâu?

Trước hết, hãy tham khảo qua trường của bạn. Thông thường, các trường đại học hay có các việc làm thêm cho sinh viên như làm ở bộ phận thư ký, thư viện, bộ phận trực, căn-tin… Trong một số trường, nếu bạn học ở bậc thạc sĩ hay tiến sĩ, bạn còn có thể thực tập giảng dạy, làm trợ giảng cho các giảng viên hay thậm chí dạy thêm các khoá học.

Có đến 650.000 công việc dành cho sinh viên trong mùa hè, 50% trong các khách sạn và 25% trong các trang trại thu hoạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm việc làm thêm trong các lĩnh vực khác như:

  • Dạy học: Phần lớn sinh viên tại Pháp thường làm gia sư hoặc dạy ngoại ngữ cho các học sinh tiểu học, trung học
  • Bán hàng: Hãy xem các thông báo tuyển dụng ở các cửa hàng, bạn có thể làm thêm với nghề bán hàng
  • Các công việc chăm sóc: Ví dụ như trông trẻ hay giúp đỡ người già ở các viện dưỡng lão
  • Các công việc khách sạn, nhà hàng: Bạn có thể làm việc ở quầy lễ tân khách sạn hay phục vụ trong các quán bar, quán café, cũng có thể xin việc trong các chuỗi nhà hàng ăn nhanh như McDonald, Quick, KFC…
  • Du lịch: Bạn hoàn toàn có thể làm hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh cho các đại lý du lịch

Xem thêm: Du học Pháp nên học ngành gì?

Cần lưu ý điều gì khi làm thêm tại Pháp?

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm những công việc có liên quan đến ngành học. Cũng lưu ý rằng, làm thêm chỉ là một cách để bạn có thêm sự trải nghiệm, hiểu thêm về văn hóa làm việc của nước Pháp, cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp, học thêm tiếng Pháp. Không nên làm việc quá nhiều trong khi du học Pháp, nên dành toàn bộ sức lực để đạt kết quả học tập tốt, đặc biệt là với các bạn năm đầu.

Ở lại Pháp làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi học tập tại Pháp, bạn có thể ở lại Pháp làm việc (với một số điều kiện nhất định), hoặc trở về Việt Nam và tận dụng kinh nghiệm của mình để làm việc.

Để có thể ở lại Pháp sau khi đã tốt nghiệp, sinh viên Việt Nam cần phải có một cam kết tuyển dụng hay hợp đồng lao động với mức lương gấp rưỡi lương tối thiểu.

Nếu không có cam kết tuyển dụng, sinh viên quốc tế (không thuộc châu Âu) đã tốt nghiệp có thể xin giấy phép lưu trú tạm thời (APS – Autorisation Provisoire de Séjour) trong quá trình tìm việc tại Pháp. Để xin APS, sinh viên cần có bằng cử nhân thực hành hay một loại bằng cấp trình độ thạc sĩ hoặc có dự án khởi nghiệp.

Thẻ cư trú APS có giá trị trong 12 tháng và không được gia hạn. Trong thời gian hiệu lực, bạn được phép:

  • Tìm kiếm và làm một công việc liên quan với chương trình đào tạo hoặc nghiên cứu với mức thù lao ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu, tức là 2.281,82 Euro/tháng (tại thời điểm năm 2019)
  • Chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp trong một lĩnh vực liên quan với chương trình đào tạo hoặc nghiên cứu của bạn

Cho đến khi ký một hợp đồng lao động chính thức, có thời hạn (CDD) hoặc không có thời hạn (CDI), các sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài có thẻ cư trú APS được phép làm việc tối đa 964 giờ mỗi năm, tương đương khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Thẻ cư trú tìm kiếm việc làm/thành lập doanh nghiệp có thể được cấp cho:

  • Những sinh viên đã ở Pháp với thẻ cư trú sinh viên (như visa VLS-TS hoặc thẻ cư trú “sinh viên”) và đã có được một trong các văn bằng giáo dục đại học sau đây của Pháp:
    • Cử nhân chuyên ngành
    • Thạc sĩ hoặc tương đương (như bằng kỹ sư, bằng của học viện chính trị (IEP), bằng cấp cao của kế toán và quản lý, bằng bác sĩ thú y…)
    • Thạc sĩ chuyên ngành
    • Thạc sĩ khoa học (MSc) chứng nhận bởi Hiệp hội các Trường lớn
  • Các nghiên cứu sinh đã ở Pháp với thẻ cư trú “nghiên cứu sinh” và đã hoàn thành các công việc nghiên cứu của họ.

Xem thêm: Chi phí du học Pháp [ht_year]: Các khoản chi phí và cách tiết kiệm chi tiêu

Một số lời khuyên hữu ích để tìm việc tại Pháp

  • Bạn nên trau dồi tiếng Pháp. Bạn sẽ bị hạn chế đáng kể trong lựa chọn công việc nếu bạn không nói được tiếng Pháp, và bạn sẽ không thể vào hầu hết công ty của Pháp.
  • Hãy xác định loại công việc bạn muốn tìm trước khi bắt đầu tìm việc. Hãy chuẩn bị CV và thư xin việc theo nhu cầu của các nhà tuyển dụng Pháp. Nên tham khảo mẫu CV “European-style” để cung cấp thông tin và một số dữ liệu cá nhân phù hợp.
  • Theo dõi các trang web tuyển dụng việc làm khác nhau và đặt chế độ cập nhật tin tức tuyển dụng dựa trên tiêu chí của bạn qua email. Các web phổ biến là Pôle Emploi (French Employment Centre), APEC (Association Pour l’Emploi des Cadres).
  • Dành thời gian trau chuốt CV của bạn và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với những vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
  • Đừng ngại gửi hồ sơ của bạn đến các công ty mà bạn quan tâm (dù họ đang không tuyển dụng) để họ có thể tìm hiểu thêm về hồ sơ của bạn.
  • Hãy thận trọng với những thông tin bạn công khai, hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội của bạn. Các nhà tuyển dụng đang ngày càng sử dụng nhiều kênh mạng xã hội để tìm hiểu về những ứng viên mà họ đang cân nhắc phỏng vấn.
  • Tham dự các hội chợ và diễn đàn việc làm để gặp gỡ nhà tuyển dụng. Luôn sẵn sàng mang theo CV và thư xin việc, bởi vì bạn có thể phỏng vấn với một loạt công ty tại đó. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để thuyết phục họ, vậy nên hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
  • Bạn có thể tham khảo các tin tức tuyển dụng mới nhất trên trang web của trường bạn. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người, tổ chức khác như mạng lưới cựu sinh viên, văn phòng hỗ trợ nghề nghiệp… Có rất nhiều cơ quan tổ chức có thể giúp giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
  • Đặc biệt, hãy tận dụng thật tốt kỳ thực tập của bạn, vì nó sẽ giúp bạn làm đẹp CV; làm quen với môi trường công việc, văn hóa doanh nghiệp; áp dụng và thực hành những kiến thức, kỹ năng đã được học ở trường vào thực tiễn; mở rộng quan hệ nghề nghiệp mà có thể bạn sẽ tận dụng được sau này.

Cập nhật Du học Pháp [ht_year]: Điều kiện, Chi phí, Học bổng, Visa mới nhất

Liên hệ với INEC để được tư vấn và hỗ trợ hồ sơ du học Pháp:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
  • Email: inec@inec.vn
  • Trò chuyện ngay với tư vấn viên của INEC: me/thongtinduhocphap