Cơ hội việc làm tại Canada rộng mở cho sinh viên quốc tế muốn tích lũy kinh nghiệm và hỗ trợ một phần chi phí du học bậc Đại học và Sau Đại học. Chính sách thông thoáng của chính phủ Canada cho phép bạn làm thêm trong khi học 24 giờ/tuần và ở lại đến 3 năm sau tốt nghiệp.
• Nắm bắt cơ hội học bổng giá trị đến 70%
• Đa ngành xu hướng về Khoa học máy tính, AI, Kinh doanh, Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục…
• Giáo dục thực hành (Co-op) hưởng lương đến 50% thời lượng khóa học
• Cùng INEC định hướng nghề nghiệp, tăng cơ hội việc làm và định cư
Có thể bạn cũng biết chi phí sinh hoạt ở Canada trung bình khoảng 12.000 CAD/năm. Việc làm tại Canada giúp kiếm thêm thu nhập và hỗ trợ phần nào chi phí. Tuy nhiên, làm việc ở Canada sẽ cần thỏa mãn một số điều kiện.
Ngoài ra, chính sách việc làm ở Canada cũng cho một số tùy chọn. Lựa chọn đúng giúp bạn vừa tối ưu thời gian làm việc, mức lương, phát triển kỹ năng làm việc chuyên môn, mối quan hệ với nhà tuyển dụng…
Hãy cùng INEC tìm hiểu thông tin chi tiết để có quyết định phù hợp nhất với nguyện vọng học tập, nghề nghiệp, nhu cầu hỗ trợ tài chính… của bạn.
Cơ hội việc làm tại Canada trong khi du học
Chính sách làm thêm 24 giờ/tuần
Canada gần đây chính thức nâng số giờ được phép làm thêm ngoài trường trong khi học cho sinh viên quốc tế. Theo đó, du học sinh có thể làm thêm 24 giờ/tuần trong khi học thay vì 20 giờ/tuần như trước đây.
Bất kể sinh viên làm thêm trong trường hay ngoài trường đều được miễn yêu cầu xin giấy phép làm việc (work permit).
Điều kiện làm thêm trong khi học ở Canada:
- Sở hữu giấy phép học tập (study permit) còn giá trị.
- Theo học chương trình toàn thời gian tại một cơ sở đào tạo được chri định (DLI).
- Học chương trình đào tạo toàn thời gian, có thời lượng ít nhất 6 tháng.
- Đã bắt đầu khóa học và đảm bảo việc làm thêm không ảnh hưởng tới quá trình học tập.
- Có số an sinh xã hội Social Insurance Number (SIN).
Dưới đây là một số công việc bán thời gian sinh viên quốc tế thường làm và mức lương trung bình mỗi giờ các bạn nhận được ở Canada:
Công việc | Mức lương |
Ghi chép sổ sách kế toán | 14 – 25 CAD/ giờ |
Chăm sóc khách hàng | 11 -15 CAD/ giờ |
Bán hàng | 12 – 14 CAD/ giờ |
Phục vụ nhà hàng | 10 – 13 CAD/ giờ |
Phụ bếp | 13 – 14 CAD/ giờ |
Trợ lý văn phòng | 13 – 15 CAD/ giờ |
Trợ lý bộ phận nhân sự | 13 -15 CAD/ giờ |
Nhân viên cứu hộ | 12 – 15 CAD/giờ |
Họa sĩ | 13 -16 CAD/ giờ |
Phục vụ tiệc liên hoan, hội hè | 10 – 13 CAD/giờ |
Nhân viên trại hè | 12 – 13 CAD/giờ |
Điều phối viên chương trình | 13 – 15 CAD/giờ |
Nhân viên hỗ trợ dịch vụ giải trí | 15 – 16 CAD/giờ |
Nhân viên phụ làm bánh | 11 – 22 CAD/giờ |
Với mức lương theo giờ dao động từ 11- 25 CAD (~264 – 600 CAD/tuần làm đủ 24 giờ). Khoản thu nhập này có thể trang trải một phần hoặc toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Canada, tùy theo thói quen chi tiêu của mỗi người.
Chia sẻ của du học sinh Canada về việc làm thêm
Làm việc theo chương trình Co-op
Những sinh viên đăng ký chương trình Co-op (giáo dục hợp tác giữa trường học và các công ty, tổ chức tại Canada) có thể xin giấy phép làm việc hay giấy phép thực tập. Giấy phép này cho phép sinh viên làm việc thực tế ở những vị trí liên quan đến chương trình học. Những công việc được định nghĩa là liên quan hoặc cần thiết cho chương trình học khi nó giúp sinh viên tích lũy tín chỉ học thuật bắt buộc để đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Điều kiện tham gia chương trình Co-op ở Canada:
- Sở hữu giấy phép học tập còn giá trị.
- Đáp ứng điều kiện về học lực, tùy chương trình.
- Có thư từ cơ sở giáo dục nơi sinh viên theo học đề nghị bố trí công việc và xác nhận rằng vị trí công việc là cần thiết cho chương trình nghiên cứu.
Bất kể công việc Co-op có trả lương hay không, sinh viên vẫn cần phải có giấy phép làm việc co-op. Đây là loại giấy phép lao động khép kín, nghĩa là nó chỉ được sử dụng cho một công việc, với một nhà cung cấp việc làm trong khoảng thời gian cụ thể.
Việc xin giấy phép lao động Co-op có thể thực hiện cùng lúc với xin giấy phép du học hoặc sau khi sinh viên quốc tế có các giấy tờ cần thiết nêu trên. Tuy nhiên, do mất thời gian chờ xử lý hồ sơ, sinh viên thường phải sắp xếp xin giấy phép làm việc Co-op sớm để kịp bắt đầu công việc chính thức. Với giấy phép này, người sở hữu có thể làm việc toàn thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
Sinh viên quốc tế có thể đồng thời sử dụng giấy phép lao động Co-op và giấy phép làm việc tiêu chuẩn được cấp cho người có giấy phép du học Canada. Tức là ngoài việc làm Co-op mà chương trình học bắt buộc,các bạn có thể làm thêm những công việc được nêu khái quát trong giấy phép học tập.
Cơ hội việc làm tại Canada sau tốt nghiệp
Không chỉ cung cấp nền tảng giáo dục thực hành trong thời lượng khóa học, Canada cũng là một trong những quốc gia có chính sách thông thoáng cho phép sinh viên quốc tế có thể kéo dài thời gian cư trú ở xứ lá phong đến 3 năm để tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi học. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sinh viên có thể tích lũy đủ số giờ làm việc thực tế và xin định cư Canada nếu có nguyện vọng xây dựng cuộc sống và phát triển sự nghiệp lâu dài tại đây.
Điều kiện ở lại Canada làm việc sau tốt nghiệp:
- Sinh viên hoàn tất chương trình học Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Chứng chỉ Sau đại học… Riêng sinh viên tốt nghiệp chương trình ngoài University phải đáp ứng điều kiện ngành học trong danh sách thiếu hụt dài hạn (CIP).
- Sinh viên phải nộp đơn xin giấy phép lao động trước khi giấy phép du học hết hạn; hoặc đang bắt đầu một chương trình học mới.
Có thể bạn quan tâm những công việc có nhu cầu cao ở Canada để định hướng ngành học hiện tại, nắm bắt cơ hội việc làm tại Canada trong tương lai và hỗ trợ hành trình nhập cư? Vậy thì hãy tham khảo ngay danh sách công việc có nhu cầu cao nhất theo Express Entry tại Canada theo công bố của IRCC. Các danh mục mà IRCC nhắm đến bao gồm các ngành nghề có nhu cầu cao trong 5 lĩnh vực khác nhau:
- Chăm sóc sức khỏe;
- Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM);
- Thương mại;
- Vận chuyển;
- Nông nghiệp và nông sản thực phẩm.
Danh sách công việc có nhu cầu cao nhất theo Express Entry tại Canada
Ngành nghề lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế:
Các nghề chăm sóc sức khỏe bao gồm người lao động ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm bác sĩ, nhà sinh lý học, nhà tâm lý học, v.v. Trong số những ngành nghề này, chức danh công việc phổ biến nhất bao gồm:
Y tá
Các nghề y tá được nhắm đến bao gồm:
- Y tá thực hành có giấy phép (NOC 32101);
- Trợ lý y tá, nhân viên phục vụ bệnh nhân (NOC 33102);
- Y tá hành nghề (NOC 31302);
- Trợ lý bác sĩ, nữ hộ sinh và các chuyên gia y tế liên quan (NOC 31303);
- Điều phối viên và giám sát y tá (NOC 31300);
- Y tá đã đăng ký và y tá tâm thần đã đăng ký (NOC 31301).
Trợ lý phòng thí nghiệm/y tế và nhân viên kỹ thuật y tế
Các nghề được nhắm đến bao gồm:
- Trợ lý phòng thí nghiệm y tế và các tùy chọn kỹ thuật liên quan (NOC 33101);
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế (NOC 32120);
- Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh y tế (NOC 32121);
- Kỹ thuật viên siêu âm y tế (NOC 32122);
- Trợ lý kỹ thuật và trợ lý dược (NOC 33103);
- Trợ lý bác sĩ, nữ hộ sinh và các chuyên gia y tế liên quan (NOC 31303).
Ngành nghề thuộc khối STEM
Các nghề STEM bao gồm các ngành nghề từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như kiến trúc sư, nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư đo đạc đất đai, và nhiều ngành khác. Trong danh mục này, các chức danh chuyên môn phổ biến nhất được liệt kê là:
Kỹ sư
Các ngành nghề mục tiêu ở đây bao gồm:
- Kỹ sư xây dựng (NOC 21300);
- Kỹ sư máy tính (trừ kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế) (NOC 21311);
- Kỹ sư điện và điện tử (NOC 21310);
- Quản lý kỹ thuật (NOC 20010);
- Kỹ sư công nghiệp và sản xuất (NOC 21321);
- Kỹ sư luyện kim và vật liệu (NOC 21322);
- Kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế (NOC 21231).
Chuyên gia kinh doanh và hệ thống máy tính
Các nghề được nhắm đến bao gồm:
- Quản lý hệ thống máy tính và thông tin (NOC 20012);
- Nhà phát triển hệ thống máy tính và lập trình viên (NOC 21230);
- Chuyên gia an ninh mạng (NOC 21220);
- Nhà phân tích cơ sở dữ liệu và quản trị viên dữ liệu (NOC 21223);
- Chuyên gia hệ thống thông tin (NOC 21222).
Các nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, thủ công, hoặc lao động tay nghề
Các ngành nghề trong lĩnh vực thủ công tập trung vào các công việc liên quan đến kỹ năng chuyên môn cần thiết cho sản xuất, xây dựng, sửa chữa và nhiều lĩnh vực khác.
- Người lắp đặt và bảo trì dân dụng và thương mại (Mã NOC 73200);
- Người lắp đặt và cơ khí thang máy (Mã NOC 72406);
- Thợ lắp ráp máy móc (Mã NOC 72405);
- Thợ cơ khí hệ thống sưởi, làm lạnh và điều hòa không khí (Mã NOC 72402);
- Thợ cơ khí xây dựng và cơ khí công nghiệp (Mã NOC 72400);
- Thợ mộc (Mã NOC 72310);
- Thợ ống nước (Mã NOC 72300);
- Thợ điện (trừ công nghiệp và hệ thống năng lượng) (Mã NOC 72200);
- Thợ hàn và thợ vận hành máy hàn liên quan (Mã NOC 72106);
- Nhà thầu và giám sát các ngành nghề xây dựng khác, người lắp đặt, sửa chữa và bảo trì (Mã NOC 72014).
Nghề nghiệp trong lĩnh vực Vận tải
Nghề nghiệp trong ngành vận tải bao gồm các ngành nghề hỗ trợ vận chuyển thương mại cho con người và hàng hóa. Các ngành nghề này bao gồm:
- Người lắp ráp máy bay và thanh tra lắp ráp máy bay (Mã NOC 93200);
- Tài xế xe tải vận tải (Mã NOC 73300);
- Nhân viên điều phối giao thông đường sắt và điều phối giao thông hàng hải (Mã NOC 72604);
- Kỹ sư vận hành, vận tải đường thủy (Mã NOC 72603);
- Sĩ quan boong tàu, vận tải đường thủy (Mã NOC 72602);
- Nhân viên kiểm soát không lưu và các nghề liên quan (Mã NOC 72601);
- Phi công, kỹ sư bay và giảng viên bay (Mã NOC 72600);
- Thợ cơ khí máy bay và thanh tra máy bay (Mã NOC 72404);
- Công nhân bảo trì toa xe đường sắt (Mã NOC 72403);
- Quản lý trong ngành vận tải (Mã NOC 70020).
Nghề nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp & Thực phẩm
Ngành Nông nghiệp & Thực phẩm bao gồm các ngành nghề liên quan đến trồng trọt, cảnh quan, và sản xuất thực phẩm cũng như nông sản. Các ngành nghề này bao gồm:
- Nhà thầu và giám sát, dịch vụ cảnh quan, bảo trì sân vườn và làm vườn (Mã NOC 82031);
- Nhà thầu dịch vụ nông nghiệp và giám sát trang trại (Mã NOC 82030);
- Bán lẻ và bán buôn (Mã NOC 63201)…
Nếu bạn quan tâm cơ hội học tập, trải nghiệm cuộc sống, nắm bắt cơ hội việc làm tại Canada trong khi học và sau khi tốt nghiệp, tháng 2 này, mời bạn tham gia ngay sự kiện đặc biệt tại Du học INEC. Sự kiện cho phép bạn gặp gỡ, tư vấn trực tiếp chương trình ưu việt giúp chinh phục nhóm gồm 5 trường đại học top đầu Canada.
Các trường tọa lạc ở những thành phố lớn, năng động bậc nhất Canada như Toronto, Vancouver, Waterloo… với nhiều cơ hội nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên cả trong và sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, mỗi trường có thế mạnh đào tạo các ngành học nằm trong xu hướng việc làm, nhu cầu nguồn nhân lực từng bang/thành phố giúp tăng thêm cơ hội cho sinh viên.
Cơ hội nhận ngay học bổng đầu vào chương trình Năm nhất Đại học đến 6.000 CAD tại sự kiện. Ngoài ra là ưu đãi hấp dẫn từ Công ty Du học INEC. Đặt lịch tham gia ngay!
Hội thảo: Chiến lược tối ưu bằng cấp, việc làm và định cư Canada Đà Nẵng 15h thứ Bảy, ngày 22/02/2025 127 Nguyễn Du, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu ——————————- TP. Hồ Chí Minh 9h30 Chủ nhật, ngày 23/02/2025 279 Trần Nhân Tôn, P. 2, Q. 10 |
>> Xem chi tiết sự kiện:
Tư vấn 1-1, nhận học bổng đến 6.000 CAD vào 5 trường đại học top đầu Canada
Mọi thắc mắc về sự kiện hoặc cần giải đáp thông tin du học Canada – tuyển sinh, học bổng, cách chứng minh tài chính, xin visa du học… vui lòng liên hệ INEC để được hỗ trợ tốt nhất. INEC tự hào là công ty chuyên tư vấn du học Canada với kinh nghiệm xử lý hồ sơ học, chứng minh tài chính – xin visa hơn 18 năm. INEC giúp học sinh, sinh viên cả nước có giải pháp học tập hiệu quả, tối ưu chi phí, cơ hội việc làm và xin định cư Canada. Nhiêu học sinh INEC đã chinh phục đất nước lá phong thành công.

Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và miền Nam: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: [email protected]
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /hoiduhoccanada