Có nên chọn học ngành Kỹ thuật tại New Zealand?

Từ chiếc điện thoại bạn đang dùng, ngôi nhà bạn đang ở, đến những chiếc ô tô chạy ngoài đường, ngành Kỹ thuật đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Bạn có muốn đóng góp vào sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế hay kiến tạo tương lai cho các thành phố?

Bạn muốn tham gia tái thiết cơ sở hạ tầng tại những khu vực bị thiên tai? Thiết kế công nghệ cho xe điện tương lai? Hay phát triển phần mềm theo dõi dịch bệnh tại các nước đang phát triển?

Nếu bạn yêu thích làm việc với con người, thích tìm giải pháp cho vấn đề và muốn dùng kỹ năng của mình để tạo ra sự khác biệt thì du học New Zealand ngành Kỹ thuật chính là lựa chọn dành cho bạn!

Du học New Zealand ngành Kỹ thuật
Trong hình là sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí Georgina Blane đang chế tạo một chiếc ô tô tại Đại học Canterbury. Nguồn ảnh: University of Canterbury Website

Tại sao nên học ngành Kỹ thuật tại New Zealand?

Chất lượng giáo dục đẳng cấp trong một môi trường tuyệt vời

New Zealand sở hữu các trường đại học nằm trong top thế giới về đào tạo Kỹ thuật, như Đại học Auckland top 50 thế giới ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng và kết cấu hay Đại học Canterbury top 101-150, theo QS Rankings 2025.

Môi trường học tập thực tế, khơi dậy sáng tạo

Người New Zealand tự hào về tinh thần sáng tạo và khả năng đổi mới vượt trội của mình. Đây chính là quê hương của những phát minh độc đáo như: tàu phản lực Hamilton, trò bungy, quả cầu zorb hay tấm bạt nhún không lò xo đầu tiên trên thế giới.

Tinh thần sáng tạo này đứng sau những công trình mang tầm quốc tế như công ty Rocket Lab chuyên phát triển công nghệ phóng vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo với chi phí thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của ngành; thiết bị neo biển Para Sea Anchors; hay dự án nhà hàng dưới biển nặng 450 tấn trên rạn san hô do công ty Fitzroy Engineering thực hiện.

Sinh viên du học New Zealand ngành Kỹ thuật được chú trọng thực hành, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Mở ra cánh cửa đến vô vàn cơ hội nghề nghiệp

Kỹ thuật không chỉ là xây cầu hay dựng tòa nhà. Các kỹ sư làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như gia công kim loại, chế tạo nồi hơi, sản xuất linh kiện máy bay, phát triển phần mềm máy tính và ứng dụng di động… Du học ngành Kỹ thuật tại New Zealand sẽ trang bị cho bạn nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững chắc, dễ dàng lựa chọn hướng đi phù hợp và được công nhận trên thế giới.

Bằng cấp được công nhận toàn cầu

Hầu hết các chương trình Kỹ thuật tại New Zealand đều được Engineering New Zealand – hiệp hội kỹ sư chuyên nghiệp của quốc gia công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bạn nhận được một nền giáo dục chất lượng, đẳng cấp.

New Zealand cần nhiều kỹ sư hơn bao giờ hết

Chỉ có chưa đến 1.000 kỹ sư chuyên nghiệp tốt nghiệp ở New Zealand mỗi năm, trong khi các quốc gia có quy mô dân số tương đương đều có số lượng kỹ sư ra trường gấp đôi. Theo Giám đốc điều hành của Engineering New Zealand, Tiến sĩ Richard Templer, đất nước Kiwi sẽ cần khoảng 2.500 kỹ sư mới mỗi năm về mặt tăng trưởng vì nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là khi New Zealand hướng đến mục tiêu giảm phát thải carbon, đối mặt với biến đổi khí hậu và các trường hợp tương tự.

Cánh cửa định cư New Zealand rộng mở

Ngành Kỹ thuật luôn nằm trong Green List – danh sách ngành nghề thiếu hụt nhân lực và ưu tiên định cư New Zealand. Hầu hết trong số đó thuộc diện Tier 1, cho phép bạn nộp đơn xin định cư ngay sau khi có thư mời làm việc với mức lương đáp ứng yêu cầu. Tiêu biểu như kỹ sư hàng không, kỹ sư bảo dưỡng máy bay, kỹ sư hóa học, kỹ sư xây dựng dân dụng, kỹ sư điện, kỹ sư điện tử, kỹ sư môi trường, kỹ sư vật liệu…

📚 Bạn đang cân nhắc học ngành Kỹ thuật?

Nhận tư vấn hồ sơ cá nhân hóa

Các chuyên ngành Kỹ thuật tiêu biểu tại New Zealand

Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)

Ngành Kỹ thuật cơ khí vận dụng các nguyên lý về lực, năng lượng, chuyển động, vật liệu để thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị, máy móc phục vụ cuộc sống thường ngày, ví dụ như hệ thống cơ khí, phương tiện vận tải, quản lý năng lượng.

Mức lương trung bình: 85.000-105.000 NZD/năm, triển vọng đạt 180.000 NZD (theo Seek and NZIPA 2023).

Điều kiện du học ngành Kỹ thuật tại New Zealand
Engineering Design Show là một điểm nhấn trong chương trình đào tạo Kỹ thuật của Đại học Waikato. Sự kiện mở cửa cho công chúng vào tháng 10 hàng năm chứng kiến sự xuất sắc của sinh viên năm cuối trong việc thiết kế, chế tạo, thử nghiệm các sản phẩm, công trình và giải pháp kỹ thuật mới hướng đến ứng dụng thực tiễn trong đời sống

Kỹ thuật điện & điện tử (Electrical & Electronic Engineering)

Kỹ sư điện và điện tử thiết kế các thiết bị, hệ thống cung cấp những dịch vụ thiết yếu trong thế giới phụ thuộc mạnh vào năng lượng và công nghệ: từ phát điện, truyền thông, công nghệ điện toán không dây, vi xử lý, ứng dụng máy tính đến thiết bị điện công suất lớn.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành này cao khi nhu cầu tiêu thụ điện, nhu cầu phát triển công nghệ lưới điện thông minh tăng mạnh, kèm theo đó là việc mở rộng công nghệ y tế hay các công nghệ bền vững mới đều dựa trên điện năng.

Kỹ sư điện thường được trả lương 88.000-152.000 NZD/năm, thậm chí đến 191.000 NZD (theo TEC research). Kỹ sư điện tử thường kiếm được trung bình 100.000 NZD/năm; trưởng nhóm là 120.000 NZD; các nhà quản lý thường nhận mức lương 160.000 NZD (theo Engineering New Zealand).

Kỹ thuật cơ điện tử (Mechatronics Engineering)

Kỹ thuật cơ điện tử là sự tích hợp giữa hệ thống cơ khí, thiết bị điện tử và công nghệ thông tin. Họ góp phần vào quá trình “thông minh hóa” của máy tính, phần mềm, cảm biến và bộ truyền động, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình và dịch vụ trong các ngành: ô tô, hàng không, chế tạo máy và quốc phòng.

Mức lương trung bình: 143.390 NZD/năm (theo ERI Economic Research Institute).

Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)

Ngành Kỹ thuật phần mềm kết hợp kiến thức khoa học máy tính, toán học và kỹ thuật để thiết kế, phát triển, kiểm thử phần mềm phục vụ nhiều lĩnh vực, từ ứng dụng di động, ngân hàng, kiến trúc, y tế đến viễn thông.

Đây là ngành có triển vọng cao tại đất nước Kiwi, mức tăng trưởng dự kiến từ 2,4% đến 4,4% mỗi năm và  theo xu hướng số hóa toàn cầu, đổi mới quy trình doanh nghiệp qua công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, thiết bị thông minh, blockchain, lập trình no code/low code…), nghiên cứu kỹ thuật phần mềm (ứng dụng mới trong lập trình, khoa học dữ liệu, toán học, sản xuất, tự động hóa và quản trị hệ thống).

Kỹ thuật xây dựng dân dụng (Civil Engineering)

Tòa nhà chọc trời Burj Khalifa, Cầu Cổng Vàng và thậm chí cả những kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập sẽ không thể tồn tại nếu không có các kỹ sư xây dựng dân dụng. Họ chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các dự án và hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sá, tòa nhà, sân bay, đường hầm, đập, cầu, hệ thống cấp thoát nước…

Mức lương trung bình: 90.000-110.000 NZD/năm.

Học ngành Kỹ thuật tại Đại học Canterbury
Đại học Canterbury sở hữu mô hình mô phỏng động đất dạng mô-đun duy nhất trên thế giới. Hệ thống này cho phép các nhà nghiên cứu lắp ráp và tháo rời các nền rung động, tương tự như trò chơi lắp ghép lego, để thử nghiệm các công trình cần chịu được rung chấn mạnh trong động đất.

Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering)

Kỹ thuật y sinh kết hợp kiến thức kỹ thuật, y học, sinh học để tìm hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể con người và lý do vì sao nó đôi khi “trục trặc”. Lĩnh vực đa ngành này bao gồm việc phân tích chức năng sinh học, điều trị và phục hồi. Chẳng hạn như:

  • Phân tích dữ liệu để chẩn đoán và điều trị bệnh
  • Mô hình hóa hệ thống cơ xương để đánh giá chấn thương và cơ sinh học thể thao
  • Xây dựng máy tạo nhịp tim mới trong ngành phát triển thiết bị y tế

Họ làm việc tại nhiều lĩnh vực như bệnh viện, cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước và các ngành công nghiệp liên quan.

Kỹ thuật hóa học và vật liệu (Chemical and Material Engineering)

Kỹ sư hóa học là những chuyên gia toàn diện, tham gia vào các quy trình thiết kế, nghiên cứu và phát triển, xây dựng và lắp đặt, sản xuất và chế tạo. Họ biến nguyên liệu thô thành các sản phẩm có giá trị phục vụ cho xã hội công nghệ hiện đại của chúng ta. Họ làm việc trong các ngành công nghiệp sữa và thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học, giấy và bột giấy, hóa dầu, chế biến và sản xuất năng lượng, chất bán dẫn và chế biến khoáng sản.

Kỹ thuật ô tô (Automotive Engineering)

Với hơn 4 triệu xe đã đăng ký tại New Zealand, nhu cầu nhân lực lành nghề trong ngành luôn ở mức rất cao. Và khi ô tô ngày càng trở nên hiện đại, phức tạp, cơ hội nghề nghiệp cũng đa dạng hơn bao giờ hết.

Tại New Zealand, các kỹ thuật viên sửa chữa, kỹ sư ô tô, kỹ thuật viên điện ô tô đang được săn đón để phục vụ cho một ngành công nghiệp không ngừng phát triển. Học Kỹ thuật ô tô, bạn sẽ được tìm hiểu toàn diện về hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống logic mờ (fuzzy logic), hộp số tự động, thông số động cơ, hệ thống an toàn, điều hòa nhiệt độ và giải trí trên xe.

Các lĩnh vực đào tạo khác

  • Kỹ thuật kết cấu (Structural Engineering)
  • Kỹ thuật môi trường (Environmental Engineering)
  • Kỹ thuật hàng hải (Maritime Engineering)
  • Kỹ thuật hàng không vũ trụ (Aerospace Engineering)
  • Kỹ thuật động đất (Earthquake Engineering)
  • Kỹ thuật địa chất (Engineering Geology)
  • Kỹ thuật sinh thái (Ecological Engineering)
  • Kỹ thuật robot và tự động hóa (Robotics and Automation Engineering)
  • Công nghệ kỹ thuật (Engineering Technology)
  • Quản lý kỹ thuật (Engineering Management)
  • Quản lý dự án kỹ thuật (Engineering Project Management)

Cập nhật ngay: New Zealand tăng giờ làm việc với visa du học sinh

Điều kiện du học ngành Kỹ thuật tại New Zealand

Để theo đuổi ngành Kỹ thuật tại xứ sở Kiwi, bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

Bậc học Yêu cầu học thuật Yêu cầu tiếng Anh
Đại học Tốt nghiệp THPT, GPA lớp 12 từ 8.0 IELTS tối thiểu 6.0 (không kỹ năng nào dưới 5.5) hoặc tương đương
Sau đại học Tốt nghiệp Đại học, GPA từ 7.5 IELTS 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0) hoặc tương đương

📌 Lưu ý: Đầu vào bậc Đại học tại New Zealand thường KHÔNG YÊU CẦU điểm thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét học bạ lớp 12. Vì vậy, nếu kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa được như mong muốn, bạn cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi vì cánh cửa du học New Zealand vẫn rộng mở chào đón bạn!

Ngoài ra, nếu chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào trực tiếp, bạn có thể bắt đầu từ chương trình Dự bị Đại học (Foundation) và chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân chính khóa.

Tư vấn lộ trình học chuyên sâu cùng chuyên gia!

Chi phí du học New Zealand ngành Kỹ thuật

Học phí ngành Kỹ thuật tại New Zealand dao động từ 25.000 NZD đến 53.000 NZD một năm, tùy thuộc vào loại bằng cấp, trường học bạn chọn là đại học hay ITPs/PTEs, bậc học cũng như thời lượng khóa học.

Bên cạnh học phí, bạn cần dự trù chi phí sinh hoạt cho suốt thời gian du học New Zealand ngành Kỹ thuật.  Mức chi phí khác nhau tùy theo nơi bạn sinh sống và lối sống cá nhân. Ví dụ sống ở một thị trấn nhỏ có thể rẻ hơn sống ở thành phố lớn vì chi phí nhà ở và đi lại thấp hơn. Bạn nên dự trù khoảng 15.000-20.000 NZD/năm.

Học bổng du học New Zealand ngành Kỹ thuật

New Zealand không chỉ nổi tiếng với chất lượng giáo dục hàng đầu mà còn mang đến vô số cơ hội học bổng hấp dẫn. Cùng INEC điểm danh các học bổng du học New Zealand nổi bật:

Manaaki New Zealand Scholarships: Chương trình học bổng toàn phần của Chính phủ New Zealand dành cho sinh viên Việt Nam theo đuổi bậc Sau đại học ở các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm Kỹ thuật. Học bổng thường mở đơn từ tháng 2 đến cuối tháng 3 hàng năm.

New Zealand Universities Award (NZUA): Chương trình học bổng mới toanh của Chính phủ New Zealand dành riêng cho học sinh Việt Nam theo đuổi chương trình Cử nhân tại các trường đại học công lập. Học bổng gồm 14 suất, mỗi suất trị giá 15.000 NZD, áp dụng cho học sinh nhập học vào tháng 2/2026. Học bổng đang nhận hồ sơ đăng ký đến ngày 31/8/2025. Xem điều kiện ứng tuyển học bổng NZUA.

Học bổng riêng của từng trường đại học: Trị giá đa dạng, lên đến 35.000 NZD. Mỗi chương trình học bổng có tiêu chí xét tuyển riêng, bạn nên kiểm tra thông tin mới nhất trên trang web của trường hoặc trực tiếp liên hệ INEC để được hỗ trợ.

Bạn có thể kết hợp học bổng NZUA với học bổng của trường để tối đa cơ hội hỗ trợ tài chính (tùy trường).

Tại Đại học Otago cho phép sinh viên cộng gộp tối đa 3 chương trình học bổng với giá trị lên đến 65.000 NZD (khoảng 1 tỷ đồng)! Xem ngay: Cơ chế xét tuyển học bổng 1 tỷ của Đại học Otago.

Tư vấn chiến lược săn học bổng

Du học New Zealand ngành Kỹ thuật nên chọn trường nào?

Hệ thống giáo dục New Zealand mang đến cơ hội học tập độc đáo cho sinh viên quốc tế. Các trường đại học tại New Zealand cung cấp nền giáo dục và trình độ học thuật cao nhất ở mọi cấp bậc, bao gồm cả chương trình đại học lẫn sau đại học. Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn các chương trình dự bị linh hoạt tại nhiều cơ sở đào tạo khác nhau để từng bước chinh phục tấm vé vào đại học.

Ngoài ra, New Zealand còn có hệ thống Học viện Kỹ thuật & Công nghệ (ITPs) cùng các Cơ sở Đào tạo Tư nhân (PTEs), cung cấp các chương trình học nghề ở cấp độ chứng chỉ, bằng cao đẳng, trình độ đại học.

Top đại học đào tạo mạnh ngành Kỹ thuật tại New Zealand (UG, PG, Masters)

  • University of Auckland
  • University of Canterbury
  • Auckland University of Technology (AUT)
  • University of Otago
  • University of Waikato
  • Victoria University of Wellington
  • Lincoln University

Top học viện đào tạo mạnh ngành Kỹ thuật tại New Zealand (UG và 7-level diploma)

  • Manukau Institute of Technology (MIT)
  • Waikato Institute of Technology (Wintec)
  • Unitec Institute of Technology
  • Ara Institute of Canterbury
  • Western Institute of Technology at Taranaki (WITT)
  • Southern Institute of Technology (SIT)
  • Otago Polytechnic

Hãy liên hệ INEC để bắt đầu hành trình kiến tạo sự nghiệp Kỹ thuật xuất sắc của bạn ngay hôm nay!

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 9948 – 093 409 9984
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
  • Email: [email protected]
  • Chat ngay với tư vấn viên của INEC: me/hoiduhocnewzealand

Tin tức

Xem thêm