Với lịch sử phát triển gắn liền với kĩ thuật, khoa học và công nghệ, Đức đã trở thành điểm đến du học được đông đảo sinh viên lựa chọn. Du học Đức ngành Kĩ thuật là cách để các em nâng tầm trình độ chuyên môn và mở rộng triển vọng sự nghiệp tương lai.
Là quốc gia sở hữu nền giáo dục chất lượng cùng với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho sinh viên quốc tế, Đức giúp cho HSSV đam mê ngành kĩ thuật trên khắp thế giới vững tin hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp. Nếu sinh viên đã lựa chọn du học Đức ngành Kĩ thuật thì đừng nên bỏ lỡ những điều sau đây:
1. Học những gì khi Du học Đức ngành Thạc sĩ Kĩ thuật?
Chương trình thạc sĩ của Đức đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục châu Âu cả về chất lượng lẫn thời lượng đào tạo. Thông thường, khóa học thạc sĩ tại Đức sẽ kéo dài 2 năm, sẽ có một vài khóa học đặc thù từ 1-3 năm, lúc này sinh viên sẽ được học tập với định hướng giảng dạy và giáo trình đào tạo đặc biệt.
>> Du học Đức nên học ngành nào?
Để được chấp nhận vào học chương trình Thạc sĩ Kĩ thuật của Đức, sinh viên cần phải tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ở các lĩnh vực như: Khoa học Tự nhiên, Toán học, Khoa học Máy tính. Các em nên cân nhắc kĩ càng trước khi chọn trường vì cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức có hai hình thức trường đại học với những định hướng giảng dạy riêng biệt là: đại học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và đại học khoa học ứng dụng chuyên về các ngành khoa học kinh doanh, xã hội.
Trong quá trình học tập tại Đức, sinh viên sẽ được tiếp thu kiến thức từ giáo trình được xây dựng chất lượng, đúc kết kinh nghiệm trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, các cũng được có cơ hội khám phá các khía cạnh thiết thực của kĩ thuật thông qua các dự án, thực tập… để gia tăng đáng kể trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
2. Nên chọn lựa thành phố nào để phù hợp với ngành học?
Khi du học Đức, sinh viên sẽ được lựa chọn hướng đi mong muốn trong hơn 200 khóa Thạc sĩ Kĩ thuật của Vương quốc bia. Các chương trình thường được khai giảng vào mùa hè hoặc mùa đông, tùy theo ngày nhập học và đặc trưng giáo dục của từng trường. Là quê hương của nhiều doanh nghiệp kĩ thuật nổi tiếng toàn cầu như: BMW, Audi, Mercedes, Porsche, Volkswagen…nên Đức có ngành kĩ thuật phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước. Nhờ vậy mà sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình cân nhắc điểm đến học tập. Tùy theo nhu cầu học tập, khả năng tài chính mà các em có thể xem xét đến những thành phố là nơi tọa lạc của các trường đại học, học viện đào tạo chất lượng về ngành kĩ thuật như: Berlin, Jena, Karlsruhe, Stuttgart, Aachen…
>> Đi du học Đức cần bao nhiêu tiền?
3. Xếp hạng của những trường kĩ thuật tại Đức như thế nào?
Mỗi năm, bảng xếp hạng Times Higher Education đều công bố danh sách sác trường đại học hàng đầu về kĩ thuật và công nghệ của Đức với những cái tên nằm trong top 100 thế giới như:
(dựa theo kết quả xếp hạng toàn cầu năm 2016 – 2017)
>> Khám phá các trường đại học tốt nhất nước Đức năm 2016
4. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kĩ thuật nào tại Đức?
Như nhiều lĩnh vực khác, kĩ thuật có phạm vi khá rộng lớn, bao phủ ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Đối với sinh viên quyết định theo học chương trình thạc sĩ thì sẽ lựa chọn nâng cao trình độ chuyên môn hóa ở một số ngành như:
- Kĩ thuật ô tô và chế tạo động cơ: thỏa sức tư duy sáng tạo trong các công ty nổi tiếng như BMW, Porsche, VW…
- Kĩ thuật điện: là chuyên ngành kĩ thuật phổ biến nhất thế giới, giảng dạy về cách tìm ra các giải pháp hiệu quả cho lĩnh vực điện – điện tử.
- Kĩ thuật cơ khí: tập trung vào thiết kế và duy trì hệ thống cơ khí sao cho hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cũng như đặc trưng của sản phẩm.
- Kĩ thuật xây dựng: liên quan đến công nghệ hiện đại, theo đuổi cách thức giải quyết việc thiếu nhà ở và không gian cũng như các vấn đề khác về môi trường, giải pháp xây dựng bền vững.
- Kĩ thuật công nghiệp: kết hợp giữa kiến thức kĩ thuật với thương mại, giúp sinh viên đa dạng hóa hơn cơ hội việc làm trong tương lai.
5. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có thu nhập bao nhiêu?
Sau khi hoàn thành chuyên ngành Kĩ thuật ở cấp độ Thạc sĩ thì sinh viên không quá khó khăn để tìm kiếm việc làm phù hợp và có thu nhập xứng đáng. Trang Mastersportal.eu đã thống kê rằng mức lương trung bình của cựu sinh viên là từ 52.000 – 66.000 Euro/năm. Dù các em muốn được làm việc trong lĩnh vực giải quyết vấn đề hay khám phá, sáng tạo về các công nghệ mới nhất thì vẫn có cơ hội hoàn thành ước mơ với bằng cấp từ nền giáo dục chất lượng.
Triển vọng sự nghiệp rộng mở đang chờ đợi bạn tại khóa học Thạc sĩ Kĩ thuật của các trường tại Đức. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn hướng đi phù hợp:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Miền Bắc & miền Nam: 093 409 9984
- Miền Trung: 093 409 9983
- Email: inec@inec.vn