Thuộc khu vực Bắc Mỹ cùng với Mỹ, đất nước Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự và tự do kinh tế. Đây cũng là quốc gia an toàn, có chất lượng cuộc sống tốt thứ 3 trên thế giới với mức độ chênh lệch giàu nghèo rất thấp.
Bạn có bao giờ tò mò:
- Vì sao nguyên thủ của Canada lại là quốc vương của Anh?
- Vì sao cờ Canada lấy lá phong với 2 màu đỏ, trắng làm chủ đạo?
- Vì sao quốc thú của Canada lại là hải ly thay vì gấu Bắc cực?
- Vì sao Canada lại thu hút người nhập cư nhất thế giới?
- Vì sao hơn nửa triệu sinh viên quốc tế quyết tâm du học Canada mỗi năm?
- ….
Thực tế có nhiều điều thú vị về quốc gia Canada có thể bạn chưa biết. Hãy tìm kiếm câu trả lời cho 1001 câu hỏi “Vì sao…?” về đất nước lá phong cùng tất tần tật thông tin được INEC tổng hợp dựa trên những nguồn tài liệu uy tín dưới đây. Chúng có thể hữu ích cho kế hoạch trải nghiệm đất nước Canada trong tương lai của bạn.
Thông tin chung về đất nước Canada
- Thủ đô: Ottawa
- Diện tích: 9,84 triệu km2
- Dân số: >38,9 triệu người
- GDP bình quân đầu người: 58.400 CAD
- Mật độ dân số trung bình: 3,92 người/km2
Chiếm 2/5 lục địa Bắc Mỹ, Canada trở thành quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nga. Theo U.S News & World Report 2023, Canada được xếp hạng 2 quốc gia tốt nhất thế giới về tổng thể, dựa trên một loạt chỉ số như tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp; ảnh hưởng văn hóa; di sản; quyền lực, chất lượng cuộc sống; sự linh hoạt; trải nghiệm thám hiểm, phiêu lưu; tinh thần cởi mở với doanh nghiệp; mục tiêu xã hội.
Luôn nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, Canada có mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 8 toàn cầu. Trong các so sánh quốc tế, Canada cũng luôn được xếp vào hàng cao nhất về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt và tự do kinh tế.
Nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế ghi nhận Canada trong danh sách thành viên chính thức gồm: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Hiệp Quốc…
Đất nước Canada có danh tiếng đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, quốc tịch, ẩm thực. Điều này bắt nguồn từ Canada có truyền thống chào đón người nhập cư hàng đầu thế giới.
Với hệ thống cảnh quan đa dạng, văn hóa đa bản sắc, nhiều di sản… Canada trở thành một trong những nơi tuyệt vời nhất để tham quan trên thế giới.
Canada luôn nằm trong top quốc gia an toàn nhất với những thành phố được công nhận đáng sống bậc nhất hành tinh (như Vancouver, Calgary…). Hệ thống luật pháp có tính thực thi cao và ngăn chặn sớm tình trạng phạm tội.
Người dân Canada bất kể nguồn gốc được hưởng các chính sách phúc lợi, chăm sóc sức khỏe, y tế toàn diện. Chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Canada thuộc hàng cao nhất thế giới và mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ điều trị y tế mà họ cần. Giáo dục Tiểu học và Trung học Công lập của Canada miễn phí cho công dân của họ.
Canada là một trong những quốc gia chào đón người nhập cư nhất thế giới hiện nay. Những người sở hữu bằng cấp, kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước Canada, đặc biệt được tích lũy ngay tại Canada không khó khăn để tìm thấy con đường trở thành công dân của đất nước lá phong.
Với sự kết hợp cùng lúc của dân số đa dạng, kinh tế thịnh vượng, xã hội thân thiện, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả, các kỳ quan thiên nhiên đặc sắc, thời tiết 4 mùa cho phép trải nghiệm phong phú, cơ hội việc làm cho người dân… không nghi ngờ rằng Canada là một trong những nơi tốt nhất để học tập, sinh sống và làm việc trên thế giới.
Vị trí địa lý
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông sang Thái Bình Dương ở phía Tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc. Canada giáp với lục địa Hoa Kỳ ở phía Nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía Tây Bắc. Ở phía Đông Bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía Nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp.
Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía Nam và phía Tây Bắc. Đây là đường biên giới dài nhất thế giới.
Sơ nét về lịch sử hình thành nước Canada
Lịch sử Canada ghi nhận người Da đỏ cổ đại đã định cư hàng nghìn năm trước. Những nhóm dân nguyên trú này tập trung ở các khu vực Ngũ Hồ, Tây Bắc, khu vực gần Bắc cực, một số ở bờ Tây. Tùy theo khu vực, họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn… hoặc theo lối sống du mục.
Vào khoảng thế kỷ 15, những người châu Âu đầu tiên đã khám phá ra Canada. Sự xuất hiện của các thương nhân, nhà truyền giáo, binh lính và thực dân châu Âu đã thay đổi lối sống bản địa mãi mãi. Các nhóm dân nguyên trú và người châu Âu đã hình thành mối liên kết kinh tế, tôn giáo và quân sự mạnh mẽ trong 200 năm chung sống đầu tiên, tạo nên nền móng cho Canada.
Cuộc thám hiểm của người châu Âu bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1497 với chuyến thám hiểm của John Cabot, người đầu tiên vẽ bản đồ Bờ Đông Canada. Nhiều khu vực Đại Tây Dương được tìm thấy và tuyên bố chủ quyền thuộc Pháp. Sau chiến tranh 7 năm, Pháp nhượng toàn bộ thuộc địa của họ tại Bắc Mỹ cho Anh Quốc vào năm 1763.
Đến năm 1867, ba thuộc địa của Anh Quốc tại Bắc Mỹ liên hiệp, hình thành Quốc gia tự trị Canada và phân thành 4 tỉnh gồm New Brunswick, Nova Scotia, Ontario và Québec. Tiếp theo, Canada có những biến thiên về lãnh thổ, lần lượt gia nhập liên bang là Manitoba, British Columbia, Đảo Hoàng tử Edward, Saskatchewan, Alberta và Newfoundland và Labrador. Đồng thời, đất nước tăng quyền tự trị từ Anh, chính thức hóa bằng Pháp lệnh Westminster năm 1931. Đạo luật Canada năm 1982 cắt đứt những tàn dư của sự phụ thuộc tư pháp vào Nghị viện Anh Quốc.
Qua nhiều thế kỷ, các yếu tố của phong tục dân cư nguyên trú, người Pháp, người Anh, và người nhập cư gần đây kết hợp thành văn hóa Canada. Văn hóa Canada còn đặc biệt chịu ảnh hưởng của láng giềng Hoa Kỳ. Canada hiện sở hữu một chế độ dân chủ nghị viện và một chế độ quân chủ lập hiến với nguyên thủ quốc gia là Quốc vương Anh Charles III.
Tên quốc gia Canada và ý nghĩa
Tên đất nước Canada được cho bắt nguồn trong khoảng thời gian từ 1534 đến 1542 khi nhà thám hiểm Jacques Cartier thực hiện các chuyến đi xuyên Đại Tây Dương. Ông khám phá ra các vùng đất khu vực này, tuyên bố chủ quyền và dâng cho Vua Francis I của Pháp. Cartier nghe thấy từ kanata – có nghĩa là “ngôi làng” của người Iroquoian. Đến những năm 1550, tên Canada bắt đầu xuất hiện trên bản đồ.
Cờ Canada và ý nghĩa của quốc kỳ Canada
Quốc kỳ Canada được Quốc hội phê chuẩn vào năm 1964 và được treo lên lần đầu tiên vào ngày 15/2/1965. Kể từ năm 1996, ngày 15 tháng 2 hàng năm đã được người Canada chọn làm Ngày Quốc kỳ để đánh dấu ngày quan trọng này trong lịch sử của họ.
Canada có Đạo luật Sản xuất Quốc kỳ Quốc kỳ với các yêu cầu về kích thước, màu sắc, vật liệu và hiệu suất cho mục đích sử dụng, không gian sử dụng (ngoài trời, trong nhà hay chỉ dùng cho 1 sự kiện).
Cờ Canada đúng chuẩn phải có chiều dài gấp đôi chiều rộng (tỷ lệ 2:1) và nền đỏ. Ở giữa là một hình vuông màu trắng có cạnh bằng chiều rộng lá cờ, với một chiếc lá phong đỏ 11 cánh cách điệu ở giữa. Cờ có tính chất đối xứng theo chiều ngang. Lá cờ và lá phong là những biểu tượng được bảo vệ theo Đạo luật Thương hiệu.
Lá phong là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Canada và được sử dụng để thể hiện bản sắc Canada từ thế kỷ 19. Nó được in trên quốc huy và cờ trên khắp Canada, bao gồm cả cờ của Lực lượng Vũ trang Canada.
Đỏ và trắng là những màu đã được nhiều quốc gia trong lịch sử thành lập Canada sử dụng. Nhiều người Canada đã coi những màu sắc này là đại diện cho đặc điểm tự nhiên nổi bật ở một số vùng trên đất nước Canada: màu trắng của tuyết mùa đông và màu đỏ của lá phong mùa thu.
Bạn có biết? Thiết kế ban đầu của lá phong trên Quốc kỳ Canada có 13 cánh. Tuy nhiên, thiết kế này khó có thể nhận ra là lá phong khi nhìn từ xa hoặc lơ lửng trong điều kiện có gió. Cho nên, nó đã được thay đổi thành 11 cánh như hiện tại để cải thiện độ rõ nét của biểu tượng.
Chính phủ, chính trị và luật pháp
Canada có một hệ thống nghị viện trong khuôn khổ chế độ quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia theo nghi lễ là Quốc vương Anh – Charles III. Ông đồng thời cũng là nguyên thủ quốc gia của Úc, New Zealand và 12 quốc gia khác, khi các nước này cùng thuộc khối Thịnh vượng chung.
Về mặt lý thuyết, quyền hành pháp thuộc về Quốc vương Charles III. Nhưng trên thực tế, ông – cũng giống như Nữ hoàng Elizabeth II (mẹ ông) – chỉ giữ vai trò biểu tượng hạn chế, không thể can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ các nước trong khối. Toàn quyền Canada là người được nguyên thủ ủy quyền thay mặt mình thực hiện các hoạt động nghi lễ tại Canada. Người đứng đầu Chính phủ Canada hay nhánh hành pháp hiện là Thủ tướng Justin Trudeau và Nội các.
Quyền lập pháp Canada nằm ở Quốc hội với hai viện: Thượng viện bao gồm các Thượng Nghị sĩ được chỉ định và Hạ viện bao gồm các Hạ nghị sĩ (một người cho mỗi khu vực bỏ phiếu) được bầu cử tự do. Hạ viện, cơ quan lập pháp chính, thường được bầu 4 năm một lần với nhiệm kỳ tối đa là 5 năm.
Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về các vấn đề của cả nước như quan hệ đối ngoại, giao thương quốc tế, quốc phòng, ngư nghiệp, giao thông vận tải, truyền thông, thuế, hệ thống tiền tệ và ngân hàng, luật hình sự, nhập cư và nhân quyền.
Các tỉnh chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực như thực thi luật pháp, quyền công dân, tài nguyên thiên nhiên, thuế của tỉnh, giáo dục, văn hóa và chính quyền cấp địa phương.
Chính quyền liên bang, các tỉnh và các vùng lãnh thổ cùng có trách nhiệm với vấn đề môi trường. Chính quyền mỗi tỉnh/vùng lãnh thổ đều có hệ thống lập pháp được lập nên qua quá trình bỏ phiếu phổ thông.
Hệ thống pháp luật Canada được tạo ra bởi Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh, sau này trở thành Đạo luật Hiến pháp năm 1867. Đạo luật này thống nhất các tỉnh của Canada, Nova Scotia và New Brunswick và tạo ra chính quyền liên bang và chính quyền cấp tỉnh bang.
Tất cả các tỉnh, ngoại trừ Québec, đều thừa hưởng hệ thống thông luật từ Anh, trong khi Québec có hệ thống pháp luật lai – nó kế thừa cả thông luật và dân luật và bộ luật dân sự của Pháp. Luật của Québec dựa trên luật dân sự và luật công của nó dựa trên luật chung.
Canada có hệ thống tư pháp công bằng, tính thực thi rất cao. Khác với Mỹ, Canada có luật kiểm soát súng nghiêm ngặt và chính sách cộng đồng minh bạch.
Những thành tựu và sự thật thú vị về đất nước Canada
Insulin được phát hiện đầu tiên ở Canada
Người phát hiện ra insulin – hormone quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu đầu tiên là bác sĩ Frederick Banting, người Canada. Ông đã cùng các cộng sự khám phá ra insulin vào năm 1921 khi đang công tác tại Đại học Toronto và giúp mở ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Khám phá ra tế bào gốc
Chắc bạn cũng đã nghe rất nhiều về tế bào gốc và tác dụng “thần kỳ” của tế bào gốc khi các nhà khoa học đã dự đoán tế bào gốc có thể chữa khỏi bệnh ung thư, bệnh Alzheimer, tiểu đường và thậm chí đẩy lùi quá trình lão hóa.
Vậy bạn có biết nghiên cứu về tế bào gốc bắt nguồn từ những phát hiện của các nhà sinh học Canada – Ernest McCulloch, James Till và Andrew J. Becker tại Đại học Toronto và Viện Ung thư Ontario vào những năm 1961.
Phát hiện của họ đã làm nên lịch sử khi cho thế giới thấy rằng họ có thể cấy ghép tế bào gốc, những tế bào chưa được xác định danh tính, vào đối tượng thử nghiệm với những tác dụng thần kỳ tiềm tàng..
IMAX
Công nghệ IMAX là một trong những công nghệ chiếu phim chất lượng khủng nhất đến thời điểm hiện tại, được tạo ra bởi Graeme Ferguson, Robert Kerr, Roman Kroitor và William C. Shaw, người Canada. IMAX đánh dấu bước ngoặt lớn trong công nghệ làm phim khi nó có định dạng phim đến 70mm và khả năng hiển thị hình ảnh ở độ phân giải ngang đến 8.000, cao hơn gấp đôi so với định dạng trước đó.
Điện thoại được phát minh ở Canada
Người được trao bằng sáng chế cho phát minh chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876 là Alexander Graham Bell. Ông là người Canada gốc Scotland, đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình ở Brantford (Ontario, Canada) và thực hiện phần lớn công việc liên quan đến bằng phát minh của mình ở đây.
Canada dẫn đầu nhóm G7 về tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn cao
Theo điều tra dân số năm 2021, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 64 tuổi) có bằng cao đẳng hoặc đại học chiếm 57,5% – cao hơn bất kỳ quốc gia G7 nào khác.
Canada có hệ thống đo lường “vừa Anh, vừa Mỹ”
Là một phần của Khối thịnh vượng chung Anh nhưng có quan hệ gần gũi, mật thiết với Mỹ, Canada có hệ thống đo lường phản ánh xu hướng trộn lẫn của cả hệ thống đo lường của Anh và Mỹ. Ví dụ, người Canada đo chiều dài bằng mét, nhưng đo chiều cao bằng bộ (feet); kiểm tra nhiệt độ bên ngoài bằng độ C, nhưng nấu ăn ở độ F…
Khu phức hợp mua sắm ngầm dưới lòng đất lớn nhất thế giới ở Canada
Không nói có thể bạn nghĩ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc hay một quốc gia châu Âu nào đó mới có Khu phức hợp mua sắm ngầm dưới lòng đất lớn nhất thế giới. Thực tế thì nó ở Canada và có tên PATH. PATH gồm khoảng 1.200 cửa hàng, đầy đủ dịch vụ ăn uống tại các quán cà phê và nhà hàng và trải dài đến hơn 27km.
Canada là quốc gia tiêu thụ bánh donut số 1 thế giới
Mặc dù Mỹ là quê hương của bánh donut nhưng Canada mới được coi là “ông vua” của món bánh này. Người Canada thật sự rất thích bánh donut và họ đã giành vị trí quán quân về lượng bánh tiêu thụ. Dân số Canada chỉ có hơn 37 triệu người nhưng họ “ăn” khoảng hơn 1 tỷ chiếc bánh mỗi năm. Và chắc chắn bạn sẽ thấy không thiếu những chiếc bánh donut ngon tại Canada! Ở Tim Horton’s là một ví dụ. Chuỗi cà phê và bánh donut nổi tiếng nhất của Canada này là một trong những địa chỉ để bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh thượng hạng.
Đồng hồ World Time và múi giờ chuẩn
Có thể bạn chưa biết ngoài những chiếc hồ 12 giờ thì còn có đồng hồ World Time (đồng hồ thế giới), thích hợp cho những người di chuyển nhiều giữa các quốc gia. Nó có thể hỗ trợ người dùng đọc tất cả 24 múi giờ trên thế giới trong cùng một thời điểm hoặc múi giờ kép. Và người có ý tưởng về đồng hồ World Time đầu tiên chính là Sanford Fleming, người Canada gốc Scotland khi ông bị lỡ một chuyến tàu ở Ireland vào năm 1876.
Để có thể thực hiện ý tưởng, ông đề xuất triển khai các múi giờ ở địa phương, nhưng nhấn mạnh rằng mọi quốc gia đều có thể áp dụng hệ thống mới của ông. Fleming đã phát biểu tại các hội nghị trên khắp thế giới để quảng bá ý tưởng này và đến năm 1929, hầu hết các quốc gia đã áp dụng đồng hồ thế giới và thời gian tiêu chuẩn mà chúng ta biết ngày nay.
Quốc thú của Canada là hải ly
Tại sao không phải là gấu, loài động vật khá phổ biến từ các khu rừng ở Quebec và New Brunswick ở phía Đông đến những vùng đất của Manitoba ở miền Tây và dãy núi Rocky của Alberta ở phía Nam? Sự thật là do hải ly đóng một vai trò khá quan trọng trong lịch sử của Canada!
Đất nước Canada được xây dựng ban đầu dựa trên việc buôn bán lông thú. Và hải ly có nhu cầu cao vì tấm da của nó (như bạn biết khí hậu nhiều vùng ở Canada khá lạnh). Điều này dẫn đến việc săn bắt hải ly quá nhiều, khiến chúng gần như tuyệt chủng. Người Canada rất biết ơn những chú hải ly và xem chúng là biểu tượng quốc gia từ năm 1975. Hình ảnh những chú hải ly cũng đã được đặt lên đồng xu của Canada.
Kinh tế đất nước Canada
Kể từ sau Thế chiến II, nền kinh tế Canada đã tăng trưởng đáng kể và ổn định. Đến nay, Canada có nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao, được xếp thứ 9 trên thế giới về GDP (năm 2022).
Với sự hỗ trợ hiệu quả của các tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, Canada hiện có một trong những nền kinh tế công nghiệp hóa nhất. Trong đó, những lĩnh vực chính gồm dịch vụ, sản xuất, tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, khai khoáng… Canada có năng lực xuất khẩu năng lượng, thực phẩm và khoáng sản đáng kể.
Canada cũng nổi tiếng với ngành sản xuất ô tô. Người lao động trong ngành ô tô được chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời duy trì chi phí lao động thấp khiến ngành này trở nên hấp dẫn đối với các hãng ô tô cỡ lớn cũng như lao động nước ngoài. Đây là một trong những lý do khiến các công ty ô tô Mỹ và Nhật Bản đặt cơ sở sản xuất tại Canada.
Trong những năm 1980 và 1990, hiệp định thương mại song phương đã thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh tế giữa Mỹ và Canada. Hiện nay, hai quốc gia này là đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Sản xuất
Canada có một ngành sản xuất rất đa dạng, đóng góp đáng kể vào GDP của Canada. Đất nước lá phong dẫn đầu về xuất khẩu hàng hóa sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Ngành công nghiệp sản xuất của Canada thay đổi theo vị trí địa lý.
- Alberta
Công nghiệp sản xuất sản phẩm kết cấu kim loại là ngành sản xuất quan trọng nhất của tỉnh này. Nó sử dụng một tỉ lệ lực lượng lao động đáng kể của tỉnh. Alberta cũng là trung tâm lớn thứ ba của ngành chế biến thịt, đặc biệt thịt bò. Ngành công nghiệp sản xuất của Alberta chịu ảnh hưởng lớn từ tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh. Sông Athabasca có cát dầu, vì vậy, Edmonton có ngành dầu khí cũng như ngành sản xuất máy móc và thiết bị khai thác mỏ.
- British Columbia
Có 19,5% đất rừng của Canada nằm ở British Columbia. Do đó, ngành sản xuất sản phẩm gỗ là ngành sản xuất chủ chốt của British Columbia. British Columbia cũng là nhà xuất khẩu gỗ xẻ mềm lớn nhất trên toàn thế giới. Đối tác chính trong ngành này của Canada là Trung Quốc và Mỹ.
- Manitoba
Chế biến thịt, thịt bò và gia cầm là ngành công nghiệp chính của Manitoba do tỉnh có nhiều vùng đồng bằng nuôi lợn và gia súc.
- New Brunswick
Đây là tỉnh hàng hải chính của Canada. Vì vậy, đây là trung tâm sản xuất thủy sản và hải sản. Ngành này cung cấp tôm hùm, tôm và cua hoàng hậu từ cả nghề cá nước ngọt và biển.
- Newfoundland và Labrador
Ngành chế biến hải sản là ngành sản xuất chính của tỉnh nhờ hưởng lợi từ vị trí gần biển. Cá tuyết, cá bơn mùa đông, cá vây tròn, tôm hùm và cua được tìm thấy ở Newfoundland và Labrador khiến nơi đây trở thành nơi lý tưởng cho ngành chế biến hải sản. Ngoài ra, sản xuất ván gỗ cũng có vị thế nhất định khi ván gỗ ở Newfoundland và Labrador nổi tiếng có độ bền cao.
- Nova Scotia
40% tổng tài sản quân sự của Canada nằm ở Nova Scotia. Do đó, tỉnh có một khu vực quốc phòng phát triển mạnh. Các ngành công nghiệp sản xuất liên quan đến quốc phòng như công nghiệp sản xuất tên lửa và phương tiện không gian cũng phát triển theo. Ngoài ra, Nova Scotia nằm gần biển nên có nguồn tài nguyên để phục vụ cho ngành khai thác và chế biến thủy sản.
- Ontario
Sản xuất sản phẩm nhựa là ngành sản xuất chính của Ontario. Sản phầm nhựa đa dạng của Ontario được xuất khẩu rất nhiều sang Hoa Kỳ, bên cạnh bán cho các ngành sản xuất khác trong nước như sản xuất ô tô để chế tạo nội thất xe và các bộ phận động cơ. Ontario là quê hương của các nhà sản xuất ô tô lớn, đặc biệt là General Motors, Chrysler và Ford.
- Québec
Thị trường hàng không lần đầu tiên xuất hiện là ở Québec vào những năm 1900. Công nghiệp sản xuất động cơ và phụ tùng, công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa và phương tiện không gian là những ngành công nghiệp trọng điểm của Québec. Ngoài ra, sản xuất kim loại, sản xuất thiết bị vận tải và công nghiệp hóa chất cũng là một số ngành công nghiệp chính của Québec.
- Saskatchewan
Saskatchewan có diện tích đất canh tác rộng lớn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất thiết bị nông nghiệp là các khía cạnh chính của ngành sản xuất ở Saskatchewan.
Dịch vụ
Ngành dịch vụ chứng kiến sự tăng trưởng ổn định từ thời Liên bang năm 1867 đến Thế chiến II. Sau Thế chiến, Canada bắt đầu xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa sản xuất. Do đó, nhiều dịch vụ bắt đầu trở nên sẵn có và giá cả phải chăng, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế Canada cũng chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ vận tải, xuất khẩu cũng như ngành hậu cần, logistics ngày càng tăng. Sự tăng trưởng này là kết quả của sự tiến bộ công nghệ và ứng dụng của nó vào sản xuất tất cả hàng hóa và dịch vụ.
Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều chứng kiến sự gia tăng nhu cầu trong nước cũng như thương mại quốc tế với nền kinh tế toàn cầu. Kết quả là nhu cầu dịch vụ cá nhân tăng lên trực tiếp. Dịch vụ kế toán, truyền thông và các hoạt động hỗ trợ trở thành những dịch vụ có nhu cầu cao.
Việc lắp đặt máy tính công nghiệp đầu tiên được thực hiện ở Canada vào năm 1957. Từ đó trở đi, những tiến bộ công nghệ ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành dịch vụ mới. Các ngành cung cấp thông tin trực tuyến về thị trường chứng khoán, tài chính, thời tiết và tin tức chung đã trở nên sống động.
Một số ngành tập trung vào việc cung cấp các phương pháp hiệu quả cho các quy trình hiện có. Máy rút tiền tự động trong ngành ngân hàng đã tăng năng suất trên toàn cầu với sự trợ giúp của máy tính và vệ tinh truyền thông. Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực y tế đã giúp cải thiện việc phát hiện và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Nhìn chung, ngành dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Canada, ước tính chiếm tới hơn 70% lực lượng lao động của cả nước. Danh sách các ngành dịch vụ ngày càng mở rộng gồm chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, hệ thống giáo dục, tôn giáo và từ thiện, dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, giải trí, thương mại bán lẻ, truyền thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, dịch vụ CNTT – IT... Phân tích kinh tế cho thấy ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Chăm sóc sức khỏe, y tế
Ngành chăm sóc sức khỏe của Canada đang phát triển nhanh chóng. Các khoản đầu tư lớn không chỉ được thực hiện trong khu vực công nói chung mà còn trong khu vực tư nhân.
Canada đặt mục tiêu cung cấp cho công chúng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe với mức giá hợp lý. Kết quả là chính phủ chi hơn 10% GDP cho ngành chăm sóc sức khỏe. Canada được xếp là một trong những quốc gia phát triển có ngành chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Hiện, chăm sóc sức khỏe cũng là một trong những khối ngành cần nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu của người dân Canada và người nhập cư. Những khu vực nghề nghiệp có nhu cầu cao gồm y tá, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc sức khỏe cá nhân cho người có nhu cầu, đặc biệt là người già; chuyên viên vật lý trị liệu…
Năng lượng, khai khoáng
Canada đứng thứ ba trên thế giới về trữ lượng dầu và là nước sản xuất dầu lớn thứ tư thế giới.
Canada có số lượng mỏ lớn nhất, gần 200 mỏ và sản xuất gần 7.000 mỏ đá. Nó đã sản xuất hơn 60 khoáng sản và kim loại có tổng trị giá 41 tỷ USD. Ngành khai thác mỏ của Canada là một trong những ngành lớn nhất bạn nên biết.
Ngành công nghiệp khai thác mỏ nổi tiếng nhất nằm ở Québec, nơi có ngành khai thác mỏ đa dạng nhất Canada. Sản phẩm lớn nhất của nó là quặng sắt, kim loại kẽm, vàng và kim cương quý. Ontario được cho là nơi sản xuất số lượng khoáng sản và kim loại lớn nhất ở Canada. Vàng, kim loại đồng và niken là một số kim loại chính được tìm thấy trong tỉnh. Trong khi đó, Manitoba là nơi sản xuất kẽm nổi tiếng nhất Canada.
Ngành khai thác mỏ Canada đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Canada. Công nghiệp khai thác mỏ mang lại cơ hội việc làm cho gần 409.000 người trong lĩnh vực khai thác và luyện kim khoáng sản. 217.000 công nhân có việc làm trong lĩnh vực chế tạo, chế tạo. Các ngành công nghiệp tư nhân cung cấp hơn 16.500 việc làm.
Xây dựng
Canada được biết đến là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dân cư, thương mại cũng như công nghiệp. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã được ngành này thực hiện trên khắp đất nước và nhiều dự án khác đang được triển khai.
Lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng đã phát triển vượt bậc trong 2 thập kỷ qua. Khoảng 50 tòa nhà chọc trời đã được xây dựng tại các thành phố lớn của đất nước như Toronto, Vancouver và Calgary. Cơ sở hạ tầng Canada cũng hỗ trợ 6.500 dự án mới nhằm tạo và sửa chữa đường cao tốc và đường cao tốc trải dài hàng km trên khắp đất nước.
Con người, xã hội
Lịch sử thuộc địa và nhập cư đã biến Canada thành một trong những xã hội đa dạng bậc nhất thế giới. Từ 3 nhóm dân tộc sáng lập – người bản địa, người Pháp và người Anh cùng những nhóm chủng tộc và dân tộc khác ban đầu, Canada dần chào đón những người nhập cư từ các địa điểm khác như châu Á, Caribe, Nam và Trung Mỹ.
Sự đa dạng được thể hiện rõ qua dữ liệu của Cuộc điều tra dân số do Cơ quan Thống kê Canada thực hiện năm 2016, trong đó báo cáo hơn 250 dân tộc có nguồn gốc hoặc tổ tiên khác nhau ở Canada.
Phần lớn dân số Canada sống ở khu vực phía Nam, phía Tây, phía Đông và tập trung ở các thành phố hoặc thị trấn. Trong đó, hơn 80% dân số Canada sống ở khu vực thành thị, đặc biệt sống dọc đường biên giới Mỹ với khoảng cách 200km. Điều này có thể giúp nhiều bạn trẻ xua tan phần nào nỗi lo về “ngôi trường ở một ngôi làng hẻo lánh, ít người, không đảm bảo các dịch vụ tiện ích, y tế, giao thông…” khi nhìn vào mật độ dân số trung bình 3,7 người/km2 của Canada.
Người Canada nổi tiếng thân thiện, chào đón và giúp đỡ những người mới đến cùng chung sống hòa bình và phát triển. Khí chất này đặc biệt thể hiện rất rõ ở những thành phố quy mô trung bình và nhỏ. Để đảm bảo sự hội nhập kinh tế của người nhập cư, Canada cung cấp 1,5 tỷ USD tài trợ để hỗ trợ việc định cư cho những người nhập cư mới. Những quỹ này đã và sẽ tiếp tục giúp đỡ người nhập cư tìm được việc làm cũng như cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của họ.
Xã hội Canada an toàn và điều này được công nhận và đánh giá cao khi Canada được liệt kê trong top 3 quốc gia an toàn nhất thế giới (theo U.S. News & World Report 2023). Cảm giác an toàn trong chính ngôi nhà và cộng đồng của mình có thể có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, sức khỏe và các mối quan hệ. Mức độ an toàn của một quốc gia cũng được giúp hình thành nên bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất cho phụ nữ, các quốc gia tốt nhất để nuôi dạy trẻ em, các quốc gia tốt nhất để đi du lịch một mình và các quốc gia tốt nhất để đặt trụ sở một tập đoàn.
Canada có các chính sách phúc lợi cho người dân vào hàng tốt nhất thế giới, từ lựa chọn nhà ở theo khả năng tài chính, tiếp cận dịch vụ công, chăm sóc sức khỏe, y tế, đến giáo dục, chính sách thuế…
Văn hóa, lối sống
Cho đến nay, Canada được xem là quốc gia đa dạng văn hóa, sắc tộc nhất thế giới. Toronto thường được coi là thành phố đa văn hóa nhất trên trái đất với hơn ½ dân số là người nhập cư từ các quốc gia bên ngoài Canada. Và đất nước lá phong rất tự hào vào điều đó.
Chủ nghĩa đa văn hóa thậm chí còn được áp dụng ở Canada như một chính sách quốc gia. Ví dụ: Canada công nhận hai quốc tịch, hỗ trợ các phương tiện truyền thông như báo chí, v.v. bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Trung Quốc…), khuyến khích sự đại diện của các nhóm thiểu số trong lực lượng lao động và giáo dục, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cho những người mới đến ở Canada (dịch vụ dịch thuật, tư vấn nhập cư…)
Trong khi người Mỹ thường thận trọng khi nói “I’m sorry” (vì sợ bị coi là thừa nhận sự yếu kém hoặc mắc lỗi) thì người Canada nổi tiếng “xin lỗi” khét tiếng. Người Canada thực sự nói “I’m sorry” (Tôi xin lỗi), “So sorry” (Rất xin lỗi) hay “Sorry” (Xin lỗi) thường xuyên đến mức tỉnh Ontario phải đưa ra luật để hạn chế trách nhiệm pháp lý của những người xin lỗi kinh niên theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn ở Canada trong một thời gian dài, tiếp xúc nhiều với người Canada, có khi bạn cũng quen với việc nói “Tôi xin lỗi”! Người Canada cũng rất thích làm từ thiện.
Ngôn ngữ
Canada công nhận cả tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính của quốc gia. Tỉnh bang Québec là nơi có cộng đồng Pháp ngữ lớn nhất nước với khoảng 80% dân số nói tiếng Pháp.
Thời tiết, khí hậu
Canada có diện tích rộng lớn với địa hình đồi núi cao dần về phía Tây khiến cho mỗi bang có những điều kiện thời tiết khác nhau. Phía Bắc khí hậu khá lạnh nhưng tại các đồng bằng đông dân cư, phía Nam (Nam Manitoba, Nam Ontario, Nam Quebec, khu vực giáp Hoa Kỳ) được phân thành 4 mùa rõ rệt. Mùa hè kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ ban ngày dao động từ 200C đến 310C. Vào mùa thu và mùa xuân, khí hậu sẽ trở nên mát mẻ hơn, lượng mưa tăng lên rõ rệt. Mùa đông ở Canada thường lạnh, nhiệt độ ở mức dưới 00C. Nhưng nhìn chung, thời tiết Canada không quá khắc nghiệt và sinh viên nên chuẩn bị đồ đạc giữ ấm như áo lạnh, găng tay, mũ, giày đi tuyết và kiểm tra nhiệt độ hằng ngày trước khi ra ngoài để chủ động đối phó với tình hình thời tiết khi cần thiết.
Phong cảnh
Canada nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp gồm nhiều vùng đất hoang sơ, những hồ nước và dòng sông tuyệt đẹp. Có 3 đại dương, núi, đồng bằng và một số thành phố hấp dẫn nhất thế giới, như Toronto.
Tiếp theo phong cảnh phải kể đến quang cảnh Cực quang với các địa điểm như Yellowknife. Bạn cũng có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của những tảng băng trôi khổng lồ từ bờ biển hoặc trên thuyền du lịch. Iceberg Alley là một địa điểm nổi tiếng, nơi các tảng băng trôi từ sông băng phía tây Greenland trôi xuống một con đường tuyệt vời.
Sau đó, có một trong những vịnh năng động nhất thế giới nơi mọi người có thể đi bộ hoặc chèo thuyền qua khu vực có hơn 100 tỷ tấn nước chảy vào và ra mỗi ngày. Vịnh Fundy trải dài từ Nova Scotia đến New Brunswick và thủy triều mạnh làm lộ ra hóa thạch và đôi khi cao hơn 50 feet. Có một số nơi, như Hopewell Rocks, N.B., nơi người ta có thể chèo thuyền kayak ở khu vực sẽ có đáy đại dương khô ráo vào cuối ngày.
Canada có rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng và phong cảnh đầy cảm hứng, kết hợp lại khiến đất nước này trở thành một trong những nơi tuyệt vời nhất để sống hoặc tham quan trên thế giới. Có những thị trấn nhỏ như Balm Beach, Deep River, Niagara on the Lake và Rapides-des-Joachims. Có những thành phố lớn nổi tiếng như Montreal, Toronto và Vancouver. Có những điểm hấp dẫn như Thác Niagara. Khi nói đến phong cảnh, Canada khó có nơi nào sánh bằng!
Động vật hoang dã
Động vật hoang dã là một phần quan trọng tạo nên bản sắc của Canada. Khi một người đam mê động vật hoang dã rời khỏi thành phố, họ sẽ tìm thấy gấu Bắc Cực, nai sừng tấm, cá voi, 462 loài chim…
Khi nói đến cá voi, một trong những điểm thu hút là cuộc di cư vào mùa xuân của khoảng 20.000 con cá voi xám bơi về phía bờ biển phía Tây của đảo Vancouver để đến biển Bering nơi chúng kiếm ăn vào mùa hè. Hành trình khứ hồi của cá voi xám là 16.000 đến 22.500 km và chúng có thể được nhìn thấy từ bờ biển hoặc từ thuyền du lịch. Thậm chí còn có Lễ hội cá voi vành đai Thái Bình Dương hàng năm được tổ chức vào giữa tháng 3 bởi Tofino Ucluelet và Khu bảo tồn Vườn quốc gia Pacific Rim.
Nếu bạn tình cờ đến Ontario, việc ghé thăm Cochrane sẽ cho bạn cơ hội đến gần nhất có thể những chú gấu Bắc Cực. Có một bể bơi nhỏ nằm ngay cạnh bể bơi dành cho gấu Bắc Cực và du khách sẽ được chụp ảnh với những con gấu Bắc Cực nặng 740 pound, tất nhiên có sự ngăn cách đảm bảo mỗi người khỏi mối nguy hiểm từ loài gấu mạnh mẽ này.
Giao thông
Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông ảnh hưởng khá nhiều đến việc đi lại của sinh viên. Tất nhiên luôn có các phương tiện di chuyển công cộng nhưng ở ngoại ô có thể sẽ có ít phương tiện hơn và khoảng cách giữa các chuyến sẽ lâu hơn so với trong nội ô các thành phố lớn. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi “Bạn muốn sống gần trường để có thể đi bộ, tiết kiệm chi phí di chuyển hay có đủ điều kiện để có xe hơi hoặc chấp nhận mất thời gian đi phương tiện công cộng di chuyển đến trường?” là cần thiết.
Hệ thống y tế – chăm sóc sức khỏe
Người Canada coi chăm sóc sức khoẻ là một quyền cơ bản. Đây là lý do tại sao chăm sóc sức khỏe miễn phí là một phần quan trọng khiến Canada trở nên tuyệt vời. Chất lượng chăm sóc sức khỏe của Canada thuộc hàng cao nhất thế giới và mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ điều trị y tế mà họ cần. Chi phí không bao giờ là vấn đề đáng lo ngại, bất kể bạn gặp phải thách thức sức khỏe nào. Việc tiếp cận các chương trình trợ giúp xã hội và nhà ở giá rẻ cũng góp phần mang lại phúc lợi và sức khỏe chung cho quốc gia chăm sóc người dân.
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe miễn phí, còn có ý thức về sức khỏe xã hội có thể được nhìn thấy trong các truyền thống như lớp yoga thứ Tư trên bãi cỏ thủ đô của đất nước. Thứ Tư hàng tuần trong mùa hè, những người đam mê yoga có thể tham gia lớp học yoga truyền thống kéo dài một giờ này, bao gồm tới 2.500 người cùng một lúc và trung bình có 1.000 người tham gia mỗi lớp.
Giáo dục
Canada chi nhiều tiền cho giáo dục công dân của họ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Canada có một hệ thống giáo dục công lập mạnh mẽ, Phần lớn được quản lý ở cấp độ tỉnh bang, do đó, một số khía cạnh của giáo dục có thể khác nhau giữa các tỉnh. Tuy nhiên, giáo dục được giám sát bởi chính phủ liên bang nên tiêu chuẩn giáo dục luôn ở mức cao, bằng cấp được công nhận trên toàn quốc.
Giáo dục Tiểu học và Trung học
Giáo dục bậc Tiểu học và Trung học miễn phí 100% cho công dân Canada.
Giáo dục Tiểu học: Từ mầm non hoặc lớp 1 (6 đến 7 tuổi) đến hết lớp 8 (13-14 tuổi).
Giáo dục Trung học: Từ lớp 9 (14 đến 15 tuổi) đến hết lớp 12 (17 đến 18 tuổi). Riêng ở tỉnh Québec là đến lớp 11 (16 tuổi). Học sinh Québec sau đó có thể chuyển sang CEGEP, loại hình trường cao đẳng hai năm được tài trợ, để chuẩn bị vào đại học hoặc hoàn tất một chương trình nghề.
Giáo dục Đại học và Sau Đại học
Các trường cao đẳng và đại học Canada nổi tiếng với danh tiếng xuất sắc trên toàn thế giới. Canada cũng là quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhất với 51% (theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Báo cáo về Giáo dục Toàn cầu).
Ở cấp độ này có sự tham gia của hơn 100 trường đại học và hơn 200 trường cao đẳng, bao gồm cả trường công lập và tư thục. Hơn 25.000 chương trình được giảng dạy, cấp chứng chỉ chuyên nghiệp, bằng cấp Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Chứng chỉ Sau Đại học.
Hệ thống Giáo dục Quốc tế của Canada
Canada cho phép tuyển sinh quốc tế từ cấp tiểu học thông qua hệ thống trường học được chính phủ phê duyệt (cấp mã DLI). Tuy nhiên, học sinh dưới 18 tuổi bắt buộc phải có người giám hộ và yêu cầu này được thể hiện bằng việc ký kết và công chứng giấy giám hộ để thể hiện trách nhiệm và đảm bảo tính nghiêm túc, quyền lợi cho học sinh.
Học sinh du học Canada bậc THPT không bị giới hạn theo học tại trường công lập hay tư thục. Các bạn được học cùng học sinh bản xứ, cho phép ăn ở cùng các gia đình bản xứ được tuyển chọn gắt gao. Chương trình cấp THPT được thiết kế để chuẩn bị cho học sinh học tập thành công ở bậc đại học hoặc rẽ hướng học nghề sau khi tốt nghiệp THPT. Do đó, các khóa học được thiết kế không chỉ giúp học sinh trang bị kiến thức mà còn giúp định hướng sớm ngành nghề.
Nhiều trường có các khóa học Nâng cao (Advanced Placement) hoặc chương trình Tú Tài Quốc tế (IB) cho phép thi lấy tín chỉ đại học. Bằng tốt nghiệp THPT của Canada được công nhận và đánh giá cao, cho phép học sinh nộp đơn vào bất kỳ trường đại học nào trên thế giới.
Học sinh du học Canada bậc Cao đẳng, Đại học và Sau đại học có quyền theo đuổi các chương trình, lộ trình học đa dạng tùy theo năng lực, sở thích, nguyện vọng nghề nghiệp, khả năng tài chính… Đầu vào các trường rất linh hoạt, không nhất thiết có tiếng Anh IELTS/TOEFL. Học sinh có thể bước vào chương trình chinh phục bằng Cử nhân từ hết lớp 11 tại Việt Nam với lộ trình học an toàn, đảo bảo, yêu cầu đầu vào “nhẹ thở”. Các trường ở Canada cũng chấp nhận sinh viên chuyển tiếp khi đang học đại học tại Việt Nam hoặc từ một quốc gia thứ ba như Singapore, Malaysia…
Năm học ở Canada kéo dài từ khoảng tháng 8 hoặc 9 đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau với hai kỳ nhập học phổ biến là mùa thu (bắt đầu tháng 9) và mùa đông (tháng 1). Một số trường cao đẳng, đại học có thêm kỳ hè (bắt đầu vào tháng 5). Học sinh, sinh viên Việt Nam có thể linh động chọn kỳ nhập học phù hợp.
Để đủ điều kiện cập bến các trường tại Canada, học sinh Việt Nam cần có thư nhập học từ một trường được chỉ định và hoàn tất khâu xin visa du học Canada. Hiện Canada cho phép xin visa diện chứng minh tài chính với thời gian trung bình nhận được visa là 12 tuần. Ngoài ra, Canada vẫn đang duy trì chương trình visa miễn chứng minh tài chính SDS nhằm giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian nhận visa còn vài ngày hoặc tối đa 45 ngày.
Hiện, yêu cầu chứng minh tài chính cho chi tiêu sinh hoạt tại Canada là 20.635 CAD. Mức ngân sách này cũng được áp dụng khi mua Giấy Chứng nhận đầu tư đảm bảo (GIC) khi nộp đơn visa theo chương trình visa SDS.
Du học sinh bậc Đại học và Sau đại học ở Canada được phép làm thêm trong khi học hơn 20 giờ/tuần với mức lương từ 10-23 CAD/giờ và toàn toàn gian vào các kỳ nghỉ. Sinh viên tốt nghiệp được phép ở lại đến 3 năm, tùy độ dài khóa học trước đó và có thể xin định cư. Hiện, nhiều trường thiết kế các khóa học không chỉ tối ưu bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chuyên môn mà còn tối ưu chi phí học và thời gian ở lại theo Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (PGWP). Ví dụ, nhiều trường cung cấp các chương trình Post-graduate (Chứng chỉ sau đại học) “1+1” được kết hợp từ 2 khóa học 1 năm, cho phép người học sau khi tốt nghiệp xin được PGWP thời hạn 3 năm.
>> Có thể bạn quan tâm:
Du học Canada cần điều kiện gì?
Chi phí du học Canada tốn bao nhiêu?
Cơ hội việc làm và định cư
Canada có truyền thống chào đón người nhập cư bậc nhất thế giới. Điều này phần nào được thể hiện qua một loạt chương trình định cư, từ chương trình định cư tay nghề liên bang đến chương trình đề cử của hầu hết tỉnh bang. Ngoài ra, có các chương trình định cư ưu tiên khu vực RNIP, Chương trình định cư vùng Atlantic… và nhiều dòng định cư ưu tiên cho người tốt nghiệp, có kinh nghiệm làm việc tại Canada trong một số lĩnh vực khát nhân lực như công nghệ, chăm sóc sức khỏe… Điều này đem lại nhiều lợi thế cho du học sinh Canada.
>> Xem thêm: Hiểu thêm về cơ hội du học và định cư Canada
Cơ quan IRCC mới đây cũng đã công bố Kế hoạch Nhập cư giai đoạn 2024-2026. Theo kế hoạch này, Chính phủ Canada đang duy trì mục tiêu 485.000 thường trú nhân vào năm 2024 và tiến tới đạt 500.000 vào năm 2025. Bắt đầu từ năm 2026, chính phủ sẽ ổn định mức thường trú nhân ở mức 500.000, để hỗ trợ thị trường lao động và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững, ổn định của Canada.
Với môi trường sống trong lành, an toàn, giàu trải nghiệm; xã hội đa văn hóa cùng nhiều phúc lợi, chi phí hợp lý; cơ hội việc làm và định cư, không ngạc nhiên khi Canada đã, đang và tiếp tục là điểm đến thu hút sinh viên quốc tế hàng đầu hiện nay. Thống kê gần nhất 3 năm trở lại đây, Canada đều ghi nhận hơn nửa triệu du học sinh mới cập bến các trường ở đất nước lá phong. Bạn cũng đang cân nhắc du học Canada? Đừng ngần ngại xúc tiến kế hoạch của mình ngay! Các trường đang nhận đơn đăng ký chương trình học, học bổng giá trị lên đến 70%.
Công ty INEC vinh dự là đại diện tuyển sinh du học Canada chính thức tại Việt Nam của nhiều trường Trung học, Cao đẳng, Đại học có mã DLI, uy tín hàng đầu Canada. Dịch vụ toàn diện của INEC giúp bạn và gia đình an tâm sinh sống và học tập tại Canada.
Phụ huynh học sinh nói gì về dịch vụ tư vấn toàn diện của INEC?
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để hưởng lợi từ quy trình hồ sơ chuyên nghiệp, chuẩn hóa, nói không với hồ sơ, giấy tờ giả và cung cấp dịch vụ toàn diện:
- Hướng dẫn chọn ngành, chọn trường, điểm đến phù hợp ở Canada
- Xin thư mời nhập học đảm bảo, nói không với thư mời nhập học giả
- Hỗ trợ xin học bổng giá trị từ các cơ sở giáo dục thực sự chất lượng
- Giúp đỡ tìm nhà ở phù hợp, được giám sát chất lượng tại Canada
- Hỗ trợ mua vé máy bay giá rẻ, có hành trình bay thuận lợi cho sinh viên Việt Nam
- Hướng dẫn cặn kẽ các kỹ năng trước khi lên đường
- Giúp đỡ phụ huynh làm thủ tục sang Canada thăm con…
Công ty Du học INEC
- Hotline KV miền Nam: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline KV miền Bắc và Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Youtube: youtube.com/@duhocinec2006
- Facebook: fb.com/hoiduhoccanada
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /hoiduhoccanada