Tiếp nối Phần 1, bài viết tiếp tục giới thiệu về những sự thật thú vị về Thụy Sĩ để sinh viên khi tham gia học tập tại đây có thể nhanh chóng thích nghi!
16. Chủ nhật tại Thụy Sĩ phải tuân theo nhiều điều luật dân sự
Chính vì vậy những hoạt động như cắt cỏ, phơi đồ, rửa xe…đều cần phải diễn ra theo đúng quy định để đảm bảo sự yên tĩnh và cảnh quan thành phố. Buổi tối người dân cần phải đảm bảo sự yên tĩnh bằng việc hạn chế cười lớn tiếng và ồn ào sau 10 giờ tối, các hoạt động vệ sinh cá nhân cũng phải diễn ra một cách nhẹ nhàng.
17. Công trình Gotthard của Thụy Sĩ là đường hầm dài nhất thế giới
Với chiều dài 57km, tọa lạc tại dãy núi Alps và dài hơn đường hầm Channel nối giữa Anh và Pháp 7 km, Gotthard mất tới 17 năm để hoàn thành, đây cũng là đường hầm có chi phí cao nhất thế giới. Từ khi ra đời, Gotthard đã giảm bớt 45 phút di chuyển giữa Zurich và Lugano với vùng Rhine – Alp, đi tắt qua thành phố Rotterdam của Hà Lan, băng qua nước Đức và kết nối với cảng Genoa của Ý.
Công trình Gotthard của Thụy Sĩ
18. Gần một nửa cuộc hôn nhân tại Thụy Sĩ đều kết thúc bằng việc ly hôn
Trước đây tỉ lệ ly hôn đã giảm nhưng tới năm 2015 thì tăng lại, đạt mốc 41.5% trong đó 2 thành phố là Neuchatel và Geneva ghi nhận con số này ở mức cao nhất. Người Thụy Sĩ kết hôn khá muộn với 31.8 tuổi ở nam giới và 29.6 tuổi ở nữ giới. Bên cạnh đó tỉ lệ người phụ nữ có con cũng khá thấp khi chỉ đạt 1.5, dưới mức trung bình của EU là 1.6.
19. Thụy Sĩ chiếm vị trí thứ ba về mức lương và an toàn lao động trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu)
Người lao động tại Thụy Sĩ kiếm được trung bình khoảng 57.082 USD/năm, xếp sau Luxembourg và Mỹ và họ chỉ mất trung bình khoảng 1.7% số tiền kiếm được khi thất nghiệp. Trong năm 2015, khoảng 80% dân số từ 15 đến 64 tuổi có được công việc có trả lương, chiếm vị trí thứ hai trong lao động các nước OECD và chỉ có 1.7% nhân lực thất nghiệp từ 1 năm trở lên, thấp hơn tỉ số trung bình của OECD là 2.6%.
Người Thụy Sĩ có mức lương khá cao trong các nước OECD
20. Thụy Sĩ không bị chi phối bởi một nguyên thủ quốc gia
Thay vào đó, Thụy Sĩ có một hội đồng điều hành bảy thành viên để phục vụ cho người đứng đầu Nhà nước.
21. Người nước ngoài chiếm khoảng 25% dân số
Đây chính là một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, vào tháng 2/2014, cử tri Thụy Sĩ suýt nữa đã đi đến một chính sách chống nhập cư gây tranh cãi. Theo đó, Thụy Sĩ sẽ giới hạn số lượng người nước ngoài được phép đến với đất nước này, báo hiệu sự kết thúc của Hiệp định Di chuyển Tự do của nước này với Liên minh Châu Âu. Dư luận quốc tế cho rằng điều này sẽ khó có thể thực hiện được.
22. Thụy Sĩ sử dụng 4 ngôn ngữ chính
Người Thụy Sĩ sử dụng 4 ngôn ngữ chính là Pháp, Đức, Ý và Rhaeto – Romantsch (với bộ gốc Latin). Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng dần được phổ biến với hơn 60% dân số sử dụng ngôn ngữ này.
23. Người Thụy Sĩ thích đồ uống giải trí
Mỗi người Thụy Sĩ tiêu thụ 56.5 lít bia và 36 lít rượu trong năm 2012. Người dân nơi đây thích tự nấu rượu cho gia đình và chỉ có khoảng 2% rượu vang của Thụy Sĩ được xuất khẩu.
Người Thụy Sĩ thích thưởng thức bia và rượu nội địa
24. Thụy Sĩ là nơi khởi đầu của café hòa tan
Nescafe được sản xuất bởi Nestlé vào năm 1938. Công ty này được sáng lập bởi một doanh nhân người Thụy Sĩ tên Henri Nestllé vào năm 1867, chiếm giữ hơn 10% thị trường café và cacao hàng năm.
25. Người Thụy Sĩ tiêu thụ socola nhiều nhất trên thế giới
Người dân Thụy Sĩ tiêu thụ khoảng 11kg socola mỗi tuần, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này. Với hơn 18 công ty sản xuất, Thụy Sĩ xuất khẩu hơn 115.500 tấn socola vào năm 2015. Họ cũng phát minh ra nhiều thiết bị độc đáo để gia tăng thêm chất lượng của socola.
Thụy Sĩ là vương quốc của socola
26. Hơn một nửa lượng điện của Thụy Sĩ được sản xuất bởi 556 nhà máy thủy điện
Những nhà máy này tạo ra hơn khoảng 19 triệu gigawatt một năm, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động năng lượng của Thụy Sĩ.
27. Đồng hồ tại ga Aurau của Thụy Sĩ lớn thứ hai châu Âu
Ga Aarau Thụy Sĩ là nơi đặt đồng hồ lớn thứ hai của Châu Âu với đường kính 9m, chỉ đứng sau đồng hồ ở ga Cergy, Pháp (10m). Nhà thờ St Peter ở Zurich cũng có đồng hồ nhà thờ lớn nhất lục địa này với đường kính là 8.7m.
28. Giáo viên tại Thụy Sĩ là một trong những nghề được trả lương cao nhất
Theo Chỉ số Hiệu quả Kinh tế, giáo viên ở Thụy Sĩ là một trong những nghề được trả lương cao nhất trong số 30 quốc gia OECD với mức thu nhập trung bình là 68.000 USD (~ 61.430 Euro).
Giáo viên là ngành nghề có mức thu nhập đáng nể tại Thụy Sĩ
Nếu muốn biết thêm chi tiết về các chương trình học tập chất lượng ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn tại Thụy Sĩ, vui lòng liên hệ:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900636990
- Hotline miền Bắc & Nam: 0934 09 2662
- Hotline Miền Trung: 093 409 9070