Trong xã hội hiện đại với áp lực ngày càng nhiều dễ khiến con người gặp các vấn đề liên quan tới tâm lý. Trong khi thực tế cho thấy rằng việc hiểu biết và cải thiện tinh thần con người mang lại lợi ích trên mọi phương diện. Tâm lý học – với đối tượng nghiên cứu chính là hành vi, tâm trí con người – theo đó sớm trở thành khoa học độc lập và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Tâm lý học là gì?
Thuật ngữ “Tâm lý học” (Psychology) gồm psyche và logos gần giống với “soul” (linh hồn) và logos trong tiếng Hy Lạp và Tâm lý học trước đây đã được coi như một ngành nghiên cứu về linh hồn trong thời kỳ Thiên chúa giáo làm chủ mọi khoa học.
Tâm lý học ngày nay được định nghĩa là ngành nghiên cứu về tâm trí mà cụ thể bao gồm nhận thức, hành vi và cảm xúc của con người. Ngoài ra, Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Đây là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể.
Có thể nói Tâm lý học xuất hiện từ khi con người bắt đầu quan tâm, suy nghĩ, muốn hiểu về người khác. Và nó tách khỏi lĩnh vực Y tế vào những năm 1800. Wilhelm Wundt, một nhà khoa học người Đức được coi là nhà sáng lập ngành Tâm lý học khi ông thiết lập phòng thí nghiệm Tâm lý học đầu tiên ở Leipzig vào năm 1879.
Tuy được công nhận là một khoa học độc lập nhưng Tâm lý học vẫn cần nhiều hoạt động nghiên cứu thực nghiệm bởi xung quanh nó còn nhiều lý thuyết, quan điểm khác nhau. Nhưng thực tế phải công nhận là Tâm lý học đã khám phá, giải thích được những hành vi bất thường và giải quyết nhiều vấn đề thuộc tinh thần của con người giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: Hội thảo chuyên đề: Khám phá bản thân cùng ngành Tâm lý học
Các “bác sĩ tâm hồn” họ là ai?
Các nhà Tâm lý học được ưu ái gọi là “bác sĩ tâm hồn”. Họ được đào tạo chuyên môn, có kiến thức lâm sàng để giúp người khác đối phó với những căng thẳng của cuộc sống bằng các biện pháp trị liệu và đánh giá tâm lý. Họ sử dụng nhiều phương pháp kĩ thuật khác nhau dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu nhằm xem xét các đặc điểm, giá trị, hoàn cảnh… của thân chủ (khách hàng) để giải quyết các vấn đề những đối tượng này gặp phải.
Nhà Tâm lý học sẽ tiếp xúc với nhiều loại người cùng đa dạng vướng mắc khác nhau gồm trầm cảm, lo âu, hay cáu giận… Những trục trặc về tâm thần, tâm lý của bệnh nhân có thể là mãn tính hay ngắn hạn (như phải chống chọi với tình huống đau buồn, công việc mới, rắc rối tài chính,…)
Các Tâm lý gia sử dụng nghiên cứu thực nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa các yếu tố tâm lý. Do Tâm lý học là một khoa học khó, phức tạp nên ngoài các kiến thức chuyên môn, các chuyên gia Tâm lý còn được đào tạo nhiều kĩ năng về cách sử dụng số liệu thống kê, cách diễn giải vấn đề, quản lý các bài kiểm tra và đánh giá khác nhau.
Triển vọng nghề nghiệp ngành Tâm lý học hiện nay
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM, từ nay đến năm 2020, thành phố cần trên 1.000 vị trí nhân sự ngành Tâm lý mỗi năm cho các tổ chức giáo dục, y tế và các doanh nghiệp. Nhu cầu ngành này ngày càng tăng do những lí do sau:
- Áp lực công việc, học hành, mối quan hệ xã hội, nhu cầu cá nhân… lên con người dẫn đến stress, lo âu, căng thẳng trong xã hội gia tăng kéo theo nhu cầu giải quyết các vấn đề về tâm lý.
- Sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần đang bị phá vỡ, có nghĩa là nhiều khả năng mọi người tìm kiếm các dịch vụ tâm thần, tâm lý.
- Trong tương lai, các trường THPT sẽ có phòng tư vấn học đường để làm công tác hướng nghiệp và hỗ trợ các vấn đề tinh thần mà học sinh gặp phải.
- Nhu cầu thực tế về bộ phận chuyên trách tư vấn, giải tỏa khúc mắc tâm lý ở các bệnh viện.
Với sự am hiểu về cảm xúc, nhận thức và hành vi con người cũng như kỹ năng tương tác chuyên nghiệp, các nhà Tâm lý học có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, bao gồm: Tâm lý học pháp chứng, Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học thần kinh, Tâm lý học tham vấn…
Nhiều ưu điểm khi theo ngành Tâm lý học
Cũng như những ngành khác, người hành nghề Tâm lý cũng đứng trước áp lực cạnh tranh nghề nghiệp, khó khăn khi gặp thân chủ (khách hàng) khó hợp tác… nhưng nhìn chung có nhiều lợi thế khi theo ngành này, gồm:
- Khả năng tìm được việc cao do nhu cầu ngày càng tăng.
- Cơ hội gặp gỡ những người quan tâm lĩnh vực tâm lý thực sự và nghe những câu chuyện thực tế của họ.
- Tiếp cận được những quan điểm hiện đại, tiên tiến cho phép bạn nhìn mọi thứ theo góc nhìn mới và có thể áp dụng cho cuộc sống của chính mình.
- Có thêm năng lượng tích cực khi chứng kiến thân chủ (khách hàng) ngày càng tốt hơn nhờ các công cụ và kĩ thuật của bạn.
>> Xem thêm về du học Singapore
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636990
- Hotline Miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 3040 – 093 409 4411
- Hotline Miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 9983
- Email: inec@inec.vn